Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.

Đài TNHK đưa tin, theo một nghiên cứu thường niên về phí tổn của tình trạng bạo lực, chiến tranh và những cuộc xung đột khác khiến nền kinh tế toàn cầu tiêu tốn hơn 13.600 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu, trong năm 2015.
Chỉ số Hòa bình Toàn cầu cho năm 2016, do Viện Kinh tế và Hòa bình ở Australia soạn thảo, xếp hạng 163 quốc gia về mức độ yên bình mà họ đang chứng kiến.
Theo nghiên cứu, "thập niên vừa qua đã chứng kiến một sự suy giảm lịch sử về hòa bình thế giới, làm gián đoạn những cải thiện lâu dài kể từ Thế chiến thứ hai." Cả thế giới đang nhìn thấy cách biệt ngày càng lớn giữa những nước yên bình và những nước kém yên bình.
Báo cáo cho biết nhiều nước đang chứng kiến mức độ yên bình "cao kỷ lục," nhưng 20 nước ở cuối bảng xếp hạng "kém yên bình hơn nhiều."
Báo cáo nêu rõ: "Thế giới đã trở nên kém yên bình so với năm trước và cách biệt giữa những quốc gia yên bình nhất và kém yên bình nhất tiếp tục nới rộng. Có nhiều nước cải thiện hơn là suy giảm, nhưng mức độ suy giảm lớn hơn mức độ cải thiện."
Báo cáo nhấn mạnh: "Sự suy giảm hòa bình mang tính lịch sử trong khoảng thời gian 10 năm phần lớn được thúc đẩy bởi những cuộc xung đột đang gia tăng cường độ ở [Trung Đông và Bắc Phi]. Chủ nghĩa khủng bố cũng đang ở mức cao nhất từ trước tới nay, những cái chết trên chiến trường do xung đột đang ở mức cao nhất 25 năm qua và số lượng người tị nạn và người tản cư đang ở mức cao chưa từng thấy trong 60 năm qua."
Phí tổn của chiến tranh và những hình thức bạo lực khác được tính toán dựa trên chi tiêu quân sự, thiệt hại tài sản và cơ sở hạ tầng, cũng như những phí tổn của tội ác liên quan đến bạo lực./.
Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.
Nội dung này nằm trong các lệnh trừng phạt mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố.
Ngân hàng Trung ương Nga trong khoảng thời gian gần đây đã có động thái bất thường, khi tích cực mua vàng thỏi với tốc độ chóng mặt.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 30/10 cho biết nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mexico sẽ thấp hơn nữa.
Phát biểu trước Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu ngày 31/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Larvov tuyên bố những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Nga chính là để đẩy bật Moskva ra khỏi thị trường năng lượng và vũ khí của châu Âu
Trung Quốc tung tiền kiểm soát các cảng biển trên thế giới nhằm phục vụ lợi ích kinh tế và chiến lược, song cũng đối mặt nhiều rủi ro.
Một loạt dữ liệu về tỉ lệ sinh ở Trung Quốc "biến mất" trong niên giám thống kê 2017. Các chuyên gia suy đoán rằng quả bom dân số già của Trung Quốc tệ hơn những gì công bố.
Tổng số nợ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 226 nghìn tỷ USD, gấp 3 lần tổng sản lượng kinh tế hàng năm của thế giới.
Quyết định của Tòa án Düsseldorf đã đánh dấu thất bại tồi tệ của Ba Lan và Ukraine. Dường như hai nước này một lần nữa lại nhận được một bài học trong cuộc chiến chống Nga của mình.
Chống chọi với lệnh trừng phạt, sản xuất công nghiệp đã làm Tổng thống Nga thở phào.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự