Phát biểu tại Washington, ông Lý Hiển Long nói “TPP là một phép thử đối với uy tín của” nước Mỹ...

Ngày 23-9, báo chí Trung Quốc đưa tin một chỉ số công nghiệp quan trọng của nước này tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng.
Robot trong một nhà máy ở Thượng Hải. Ngành sản xuất của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Reuters
Theo tạp chí Tài Kinh, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc trong tháng 9 sụt giảm xuống mức 47,0 điểm, thấp nhất trong vòng sáu năm rưỡi qua.
Đây là chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất. PMI dưới 50,0 cho thấy nền kinh tế sản xuất đang suy thoái.
Các nhà đầu tư trên thế giới luôn theo dõi rất chặt chẽ chỉ số PMI của Trung Quốc để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán thế giới liên tục chao đảo vì mối lo ngại nền kinh tế Trung Quốc hụt hơi.
“Sự sụt giảm cho thấy ngành sản xuất của Trung Quốc đang bước sang một giai đoạn đáng lo ngại trong quá trình chuyển đổi cơ cấu” - ông He Fan, nhà kinh tế trưởng của nhóm nghiên cứu thuộc tạp chí Tài Kinh, nói.
Ông He nhận định kinh tế Trung Quốc đang lao đao chủ yếu do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc trên thế giới đang suy giảm mạnh.
Chính quyền Trung Quốc gần đây cam kết chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa dẫm vào xuất khẩu và đầu tư công sang tiêu dùng nội địa, tuy nhiên đây là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian.
Các biện pháp can thiệp của Chính phủ Trung Quốc khi thị trường chứng khoán khủng hoảng bị giới đầu tư và chuyên gia phương Tây chỉ trích là quá thô bạo, phản thị trường và hoàn toàn trái ngược với các cam kết cải tổ, tôn trọng vai trò của thị trường mà Bắc Kinh từng đưa ra trước đó.
Từ tháng 11-2014 đến nay, Ngân hàng Nhân dân Bắc Kinh cắt giảm lãi suất năm lần để kích thích nền kinh tế nhưng biện pháp này chưa đem lại nhiều hiệu quả.
Các nhà kinh tế thuộc Hãng Nomura cảnh báo chỉ số PMI suy yếu cho thấy GDP Trung Quốc năm 2015 có thể thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 7% mà chính quyền nước này đặt ra.
Phát biểu tại Washington, ông Lý Hiển Long nói “TPP là một phép thử đối với uy tín của” nước Mỹ...
Ngày 29/7, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama mong muốn Quốc hội nước này thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, nhằm góp phần đặt ra các quy tắc cho thương mại toàn cầu trong khi giữ vững lợi thế cạnh tranh của các nước ký kết hiệp định này.
Mỹ tìm kiếm sự ràng buộc chặt chẽ hơn với các nước Thái Bình Dương thông qua thuế suất thấp trong khi tìm cách giảm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
Theo hãng tin CNN, việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa đang đẩy hàng triệu công nhân trong các nhà máy than và thép trở thành những...tài xế lái taxi.
Mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã đóng băng kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này lại vô cùng mật thiết.
Châu Á, mà đặc biệt là Trung Quốc, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thời kỳ khó khăn.
Tổng số lãi phải trả của 10 doanh nghiệp lớn nhất Ấn Độ còn lớn hơn cả tổng lợi nhuận hằng năm của họ.
Một quan chức hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng Trung Quốc đang nỗ lực trong việc cải cách nền kinh tế với đầy các khoản nợ nhưng các quan chức nước này vẫn còn nhiều việc phải làm.
Chi phí nhân công tại Trung Quốc cao hơn đáng kể so với nhiều nền kinh tế mới nổi. So với mức các nhà máy ở Việt Nam, lương công nhân Trung Quốc nhiều hơn hai lần và cao hơn bốn lần so với tại Bangladesh.
Tháng 5/2016, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Quy chế đó liệu có phải là chìa khóa mở rộng cửa cho hàng “Made in China” vào châu Âu hay không? Riêng đối với Mỹ, quy chế kinh tế thị trường là một công cụ tinh vi để nước này có thể trừng phạt một đối tác áp dụng chính sách trợ giá.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự