Giới chuyên gia cho rằng các nước khác có thể trả đũa bằng cách áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa Mỹ có giá rẻ hơn.

Châu Á Thái Bình Dương năm nay sẽ là khu vực có nhiều tỷ phú nhất thế giới, chủ yếu nhờ sự gia tăng số lượng cá nhân siêu giàu tại Ấn Độ và Trung Quốc, một khảo sát khẳng định.
Theo đó báo cáo do hãng tư vấn Capgemini cùng công ty RBC Wealth Management vừa công bố, tổng giá trị tài sản ròng của những người siêu giàu tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt mức 15.800 tỷ USD của năm 2014, đồng thời cao hơn các đối thủ đến từ Bắc Mỹ.
Trong năm 2014, Bắc Mỹ là khu vực giữ ngôi giàu nhất thế giới, với tổng giá trị tài sản ròng của những người siêu giàu lên tới 16.200 tỷ USD.
Capgemini và RBC Wealth Management khẳng định, hiện châu Á - Thái Bình Dương đã là nơi tập trung nhiều cá nhân giàu có nhất thế giới, với 4,68 triệu người trong năm 2014, cao hơn con số 4,68 triệu người tại Bắc Mỹ.
Cá nhân giàu có là những người sở hữu ít nhất 1 triệu USD có thể đem đầu tư được ngay, chưa tính các tài sản giá trị khác, như nhà đất hoặc các bộ sưu tập.
“Trong tương lai, khối tài sản của những cá nhân giàu có tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn tăng, với tốc độ nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Trong đó phần nhiều tài sản mới được nhận định sẽ đến từ các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan, bản báo cáo nhấn mạnh.
“Đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đã thúc đẩy đà tăng trưởng tài sản của các cá nhân giàu có tại châu Á - Thái Bình Dương những năm qua, và sẽ tiếp tục là những động lực chính cho cả khu vực cũng như toàn thế giới”.
Báo cáo cho biết Trung Quốc và Ấn Độ đóng góp gần 10% lượng tài sản của các cá nhân giàu có toàn cầu, và chiếm 17% lượng tài sản tăng thêm so với năm 2006.
Năm 2014, Trung Quốc có 890.000 triệu phú, với tổng trị giá tài sản ròng khoảng 4500 tỷ USD, tăng 17,5% về số lượng và 19,3% về trị giá so với năm 2013. Trong khi đó, Ấn Độ là nước có tốc độ gia tăng số lượng triệu phú nhanh nhất thế giới với 26,3%, đạt 198.000, với tổng trị giá tài sản ròng 785 tỷ USD.
Châu Á Thái Bình Dương đang tiếp tục duy trì tốc độ tạo ra của cải và không có vẻ gì sẽ giảm tốc trong tương lai gần, Barend Janssens, giám đốc khu vực châu Á của công ty RBC Wealth Management nhận định.
Ông cho biết thêm “bất chấp một vài vấn đề kinh tế gần đây, sự thịnh vượng của khu vực này được kỳ vọng sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của thế giới”.
Giới chuyên gia cho rằng các nước khác có thể trả đũa bằng cách áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa Mỹ có giá rẻ hơn.
Bắc Kinh đã sẵn sàng hợp tác với Moscow về tuyến đường vận tải tương lai chạy dọc theo bờ biển phía bắc của Nga.
Các ngành dịch vụ hiện sử dụng hơn 43% trong tổng số 776 triệu lao động Trung Quốc.
Một số liệu thống kê được công bố năm 2013 ở nước này cho thấy ở Trung Quốc mỗi năm có đến 300.000 người tử vong do thuốc giả.
Không giống như Nhật hay phương Tây, người Trung Quốc đã già quá nhanh trước khi họ giàu đủ để xây nên một hệ thống các nhà dưỡng lão cần thiết để đáp ứng cho nhóm dân số già.
Số liệu chính phủ Nhật Bản vừa công bố hôm nay 30.5 cho thấy thực trạng thiếu lao động ở nước này đang tệ nhất trong 40 năm qua.
Các điều khoản của TPP như hiện tại sẽ đem lại lợi ích tốt hơn nhiều so với việc không có hiệp định nào cả.
Đối mặt với tình trạng đất canh tác đang bị thu hẹp và dân số hiện nay đã tăng đến con số 1,4 tỉ người, chính phủ Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới tìm kiếm lương thực trên khắp toàn cầu.
Thế giới như chúng ta biết hiện nay sẽ không còn như cũ và sự cân bằng quyền lực quy mô toàn cầu sẽ thay đổi trong thập niên kế tiếp.
Ấn Độ muốn thực hiện quy định "như nước khác" trong ngành điện nước này, do đó Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng lớn nhất do đã đầu tư kha khá ở thị trường Ấn Độ. Ấn Độ lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự