Các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc đang đưa các ngành có phát thải khí nhà kính sang Việt Nam và Thái Lan.

Nhiều khác biệt lớn vẫn tồn tại sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc, gây lo ngại bùng nổ chiến tranh thương mại có thể khiến nhiều nền kinh tế châu Á bị thiệt hại.
Khác biệt lớn
Phái đoàn đàm phán thương mại của Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu đã kết thúc hai ngày làm việc (3 - 4.5) với các quan chức cấp cao của Trung Quốc tại Bắc Kinh. Cuộc đối thoại lần này là động thái đầu tiên của hai bên nhằm tìm kiếm giải pháp sau những căng thẳng gần đây khi Mỹ và Trung Quốc liên tiếp công bố kế hoạch đánh thuế nhắm vào nhau, gây nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại. Tân Hoa xã mô tả cuộc đối thoại “mang tính xây dựng, thẳng thắn và hiệu quả”, nhưng “hai bên thừa nhận vẫn còn những khác biệt to lớn về một số vấn đề”.
Theo Reuters, phía Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc giảm thâm hụt thương mại (375 tỉ USD trong năm 2017) xuống còn 200 tỉ USD vào năm 2020, hạ thuế xuống thấp hơn hoặc bằng với thuế suất mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa Trung Quốc cùng một số đề xuất khác.
Quả bom chùm
Việc Mỹ và Trung Quốc chưa thể giải quyết bất đồng đồng nghĩa nguy cơ về cuộc chiến tranh thương mại vẫn còn hiển hiện và theo giới quan sát, những tác động của nó là cực kỳ kinh khủng. Cuộc chiến này được ví như “quả bom chùm”, gây thiệt hại nặng cho ngành xuất khẩu, công nghệ, sản xuất, sản phẩm tiêu dùng đối với các nền kinh tế trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan, Hồng Kông, theo trang Asia Times.
Số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (trụ sở tại Pháp) cho thấy tính đến năm 2011, thiết bị và vật liệu thô từ các nước khác chiếm 1/3 giá trị một sản phẩm mà Trung Quốc chế tạo và xuất khẩu. Mỗi năm, các công ty Trung Quốc nhập khẩu hơn 200 tỉ USD vi mạch và phần lớn từ các nước Đông Bắc Á. Do đó, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn của các nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc sẽ gặp ảnh hưởng nặng nếu Mỹ đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Vụ trưởng Tài chính Hồng Kông Trần Mậu Ba thì cảnh báo 1/5 việc làm tại đặc khu này sẽ bị tác động nếu Mỹ đánh thuế các mặt hàng như pin năng lượng mặt trời, máy giặt, thép và nhôm của Trung Quốc.
“Nếu các biện pháp bảo hộ mậu dịch được áp dụng ở quy mô lớn và lâu dài lên nền thương mại toàn cầu, các nền kinh tế có ngành thương mại là chủ lực như Đài Loan, Hàn Quốc hay Malaysia sẽ chịu ảnh hưởng”, chuyên gia Marie Diron của Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s dự báo.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien.vn
Các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc đang đưa các ngành có phát thải khí nhà kính sang Việt Nam và Thái Lan.
Kyaukpyu sắp có cảng biển sâu và khu công nghiệp trị giá 10 tỉ USD nhưng lại do Trung Quốc tài trợ xây dựng, mà khoản vay từ Trung Quốc thì vốn đắt đỏ và nhiều rủi ro.
Bất kể những tuyên bố công khai của cả hai bên đều chỉ nói về những điều tích cực, có một thực tế rõ ràng là phái đoàn thương mại Mỹ đã rời Bắc Kinh mà không có bất cứ thành quả cụ thể nào để “mang về báo cáo” với Tổng thống Donald Trump.
Trong giai đoạn năm 2008-2018, gần 320 tỷ USD vốn của Trung Quốc đã đổ vào lục địa già.
Những bất ổn ở Trung Đông đã khiến những lợi ích kinh tế của Trung Quốc bị đe dọa và có thể vướng vào vòng rắc rối chính trị tại đây.
Không khó để nhận ra hiệu quả của các công cụ kinh tế trong bảo vệ và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng có thể áp dụng thành công. Vậy người Nhật có bí quyết gì?
Mỹ và Trung Quốc gần như không đạt được bước tiến nào sau cuộc đàm phán thương mại diễn ra ở Bắc Kinh.
Năm 2007, trước khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, các nhà hoạch định chính sách vẫn đinh ninh về những chỉ số kinh tế tốt và bỏ qua sự bấp bênh của giá tài sản vào thời điểm đó.
Tuyên bố Panmunjom về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên mang lại nhiều tích cực đối với kinh tế Hàn Quốc và Triều Tiên.
Thương mại hàng hóa chịu sức ép chưa từng có trong những năm gần đây. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã trở lại.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự