Những thương hiệu công nghệ lớn của Nhật Bản lần lượt đối mặt với những khó khăn ngay trên "thánh địa" của thế giới công nghệ.

Các cường quốc dầu thô Vùng Vịnh đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ 94 tỷ trong hai năm tới vì giá dầu lao dốc.
Các quốc gia Vùng Vịnh sẽ phải đối mặt với khoản thâm hụt lên tới 395 tỷ USD trong 2 năm tới. (Ảnh minh họa: Presstv.ir)
Hãng tin Bloomberg trích nhận định trong báo cáo của ngân hàng HSBC cho hay, 6 thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) sẽ phải tái cấp tài chính 52 tỷ USD trái phiếu và 42 tỷ USD khoản vay hợp vốn, chủ yếu ở Saudi Arabia và Qatar.
Các nước vùng vịnh Ba Tư thuộc GCC, gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), cũng phải đối mặt với thâm hụt 395 tỷ USD trong hai năm tới.
Sáu quốc gia trên sẽ gặp khó khăn trong việc tái cấp tài chính 94 tỷ USD nợ trong giai đoạn này vì khu vực Vùng Vịnh tăng trưởng chậm, lãi suất tăng cao và xếp hạng tín nhiệm sụt giảm trong thời gian gần đây.
Các nước thuộc GCC cung cấp khoảng 1/4 lượng dầu tiêu thụ trên thế giới. Các quốc gia này đang bị ép phải dùng các biện pháp chưa từng có để vực dậy tình hình tài chính công khi giá dầu thô chạm mức thấp nhất trong 12 năm qua.
Ngoài ra, các thành viên GCC cũng chịu ảnh hưởng từ một loạt các đợt tụt hạng tín nhiệm giữa lúc hàng tỷ USD “tháo chạy” khỏi hệ thống ngân hàng khu vực.
Các nước Vùng Vịnh có khoảng 610 tỷ USD dư nợ trong trái phiếu bằng ngoại tệ và các khoản vay hợp vốn. Con số này bao gồm khoản nợ tài chính và doanh nghiệp cũng như nợ chính phủ, chủ yếu ở UAE, Bahrain và Qatar.
Theo nhận định của HSBC, các nước GCC sẽ phát hành trái phiếu chính phủ nước ngoài để xoay sở trước tình hình thâm hụt ngân sách.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay, thâm hụt tài khóa của Saudi Arabia sẽ chạm mức 140 tỷ USD (tương đương 20% GDP) khi lượng chi tiêu của quốc gia này dự báo lên tới hơn 270 tỷ USD trong năm nay.
Những thương hiệu công nghệ lớn của Nhật Bản lần lượt đối mặt với những khó khăn ngay trên "thánh địa" của thế giới công nghệ.
Phố Wall đang lo ngại về một nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, tỉ phú thoạt nhìn là người mà giới tài chính rất thích vì giàu, nổi tiếng và sở hữu đế chế bất động sản tạo nơi kinh doanh cho nhiều ngân hàng.
Trên toàn cầu, hiện có 4,5 triệu sinh viên quốc tế và dự kiến sẽ tăng lên mức 7-8 triệu vào năm 2025.
Ngành công nghiệp Trung Quốc đang ở trong tình trạng dư thừa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế và các đối tác. Đâu là giải pháp cho vấn đề gây đau đầu này?
Theo nguồn tin, thỏa thuận đặt trần sản lượng đã đã được 15 nước đồng ý. Các nước này sản xuất 73% tổng lượng dầu của toàn cầu.
Nợ công tăng cao, dự trữ ngoại hối giảm và những nghi vấn về cải cách kinh tế là những nguyên nhân khiến Trung Quốc bị hạ xếp hạng.
Thông cáo chung của hội nghị của nhóm 20 nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) đã lên án việc các quốc gia đua nhau hạ thấp tỷ giá để giành giật lợi thế xuất khẩu.
Những biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy quá trình chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc đang diễn ra như thế nào và nước này đang gặp phải những thách thức gì.
Số lượng người già trên 60 tuổi tại Trung Quốc đang không ngừng gia tăng, và dự kiến từ đây đến năm 2035 sẽ tăng gần gấp đôi lên 400 triệu người.
Trong vòng 3-5 năm tới, chính quyền Bắc Kinh dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 500 triệu tấn sản lượng than và tạm dừng nhiều dự án nhằm đối phó với tình trạng dư thừa sản lượng như hiện nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự