Mỹ bị đẩy khỏi vị trí siêu cường ngũ cốc khi sản lượng lúa mỳ của Nga mùa vừa qua vượt mặt và kéo giá xuống thấp.

Theo South China Morning Post, các công ty Trung Quốc đang bị ám ảnh bởi việc thuê nhân tài của Thung lũng Silicon, Mỹ.
Nhiều công ty của Trung Quốc đang coi việc thu hút tài năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thung lũng Silicon là điểm quan trọng để tăng sức mạnh cạnh tranh không chỉ giữa các công ty trong nước với nhau, mà còn với các “ông lớn” công nghệ toàn cầu như Alphabet và Facebook.
“Chiến thắng trong việc thuê được nhân tài công nghệ tại Thung lũng Silicon cũng giống như đạt đến đỉnh cao trên chiến trường kinh tế. Nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ gia tăng đã đẩy mức lương cho các chuyên gia trong ngành này lên cao, làm cho cuộc cạnh tranh để thu hút các tài năng trí tuệ trở nên khốc liệt hơn. Đó là lý do tại sao tôi vẫn nói với các công ty Trung Quốc, đặc biệt những công ty chưa có nhiều tiếng tăm, rằng họ phải cạnh tranh để có được nhân sự tài năng theo cách mà họ đã ''chiến đấu'' với các nhà đầu tư”, Alex Ren, người sáng lập TelentSeer, một công ty chuyên về tuyển dụng tại San Francisco (Mỹ), cho biết.
Trong quý 1/2017, công ty của Alex Ren đã nhận được yêu cầu tìm 200 vị trí làm việc về trí tuệ nhân tạo, trong đó có một nửa nhu cầu đến từ các công ty của Đại lục. Song việc tìm kiếm nhân sự lại diễn ra không hề dễ dàng vì lý do thiếu nhân tài, phải qua từ bốn đến năm lần tuyển dụng mỗi tháng mới có thể lấp đầy các vị trí cần thiết.
Tự hào là thị trường internet lớn nhất thế giới với 731 triệu người dùng, cộng thêm nhu cầu xử lý dữ liệu khổng lồ, nhưng nhiều công ty Trung Quốc lại coi nhân sự tài năng là điểm yếu của họ trong cuộc chiến để vượt qua các đối thủ Mỹ trong một phạm vi rộng lớn của ngành công nghệ, từ khả năng phát minh xe tự lái đến các chương trình nhận dạng tiếng nói.
Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế trong chính sách nhập cư mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều công ty công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã xem đây như là một cơ hội chưa từng có để họ thu hút thêm nhân tài từ Thung lũng Silicon.
“Khoảng một phần tư các công ty công nghệ cao của Mỹ được hình thành bởi người nhập cư và họ đang phải đối mặt với những chính sách nhập cư khắt khe của Tổng thống Trump. Do đó, đây là thời điểm hoàn hảo để Trung Quốc cung cấp các cơ hội thu hút tài năng AI toàn cầu của Mỹ về nước này”, Liu Qingfeng, Chủ tịch iFlyTek, nói.
Baidu, một trong ba công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc chuyên về tìm kiếm trực tuyến, đã tuyển dụng được một số chuyên gia AI của Mỹ. Trong đó, hai trong số các nhân sự thuộc hàng “top” của Baidu là Andrew Ng, người sáng lập Google và Lu Qi từ Microsoft.
Baidu đang thiết lập một cơ sở nghiên cứu - phát triển thứ hai ở Thung lũng Silicon và bổ sung thêm 150 nhân viên. Công ty này cũng đang cạnh tranh với Alphabet trong việc sản xuất ô tô không người lái, đồng thời khởi động chiến dịch tuyển dụng nhằm tăng cường nguồn nhân lực AI tài năng tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ như Đại học Stanford, Đại học Berkeley và Đại học Carnegie Mellon.
Vào tháng 3.2017, Didi Chuxing, đối thủ của Uber, đã thành lập viện nghiên cứu ngay tại Thung lũng Silicon, trong thành phố Cupertino của Apple, như là một phần trong nỗ lực tuyển dụng các chuyên gia về AI và các lĩnh vực công nghệ khác để phát triển sản phẩm xe thông minh.
“Ngoài các công ty công nghệ lớn, các doanh nghiệp mới thành lập ở Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến việc kéo các nhà khoa học hàng đầu về đầu quân vì họ sợ sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua này”, Wendy Mu, quản lý tại công ty tư vấn và cung cấp nguồn nhân lực ManPower Group, cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Alex Ren, sẽ không hề dễ dàng để các công ty Đại lục có được chiến thắng khi họ phải cạnh tranh với những gã công nghệ khổng lồ ở xứ cờ hoa.
“Các công ty phương Tây có giá trị thị trường lớn vẫn đang tạo ra những “miếng mồi” béo bở hơn để thu hút nhân tài và chương trình lựa chọn nhân viên của họ khó có thể bị đánh bại bởi các công ty từ Trung Quốc. Một người có bằng tiến sĩ về AI hoặc các ngành có liên quan đang làm việc tại Thung lũng Silicon có thể đạt mức thu nhập tới 1 triệu USD một năm”, Alex Ren nói.
Phương Anh
Theo Thanh Niên
Mỹ bị đẩy khỏi vị trí siêu cường ngũ cốc khi sản lượng lúa mỳ của Nga mùa vừa qua vượt mặt và kéo giá xuống thấp.
Hồng Kông là đối tác có kim ngạch thương mại song phương với ASEAN lên đến 107 tỉ USD trong năm ngoái
Ngày 8/11 đánh dấu một năm kể từ khi tỷ phú Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng vừa công bố một loạt thỏa thuận kinh doanh với Trung Quốc trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách giải quyết cán cân thương mại nghiêng về nước bạn.
Trước dự báo khủng hoảng thiếu dầu mỏ ở Nga, các quan chức nông nghiệp Nga tự tin kinh tế vẫn tăng trưởng nhờ lúa mỳ giống mới.
Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.
Ngân hàng Trung ương Nga trong khoảng thời gian gần đây đã có động thái bất thường, khi tích cực mua vàng thỏi với tốc độ chóng mặt.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 30/10 cho biết nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mexico sẽ thấp hơn nữa.
Phát biểu trước Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu ngày 31/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Larvov tuyên bố những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Nga chính là để đẩy bật Moskva ra khỏi thị trường năng lượng và vũ khí của châu Âu
Trung Quốc tung tiền kiểm soát các cảng biển trên thế giới nhằm phục vụ lợi ích kinh tế và chiến lược, song cũng đối mặt nhiều rủi ro.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự