1/10 tổng tài sản thế giới được cất giữ tạo những thiên đường thuế ở hải ngoại.

Ấn Độ cảm thấy căng thẳng với quan hệ Trung Quốc - Myanmar. Do đó, Ấn Độ tích cực thúc đẩy chính sách "hành động hướng Đông" để đối phó với "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc ở Myanmar.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng cam kết sẽ tăng cường buôn bán hydrocarbon với láng giềng, gần đây bắt đầu xuất khẩu dầu diesel cho Myanmar bằng đường bộ.
Theo tờ Bành Bái, Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng “quân bài tình cảm” trong chuyến thăm lần này để kéo gần hơn quan hệ với bà Aung San Suu Kyi và Myanmar. Bà Aung San Suu Kyi từng làm nghiên cứu ở Viện nghiên cứu cao đẳng Ấn Độ trong giai đoạn 1986 – 1988. Bà coi giai đoạn đó là một phần tốt đẹp nhất trong cuộc đời của bà.
Theo tờ Nikkei Nhật Bản, Ấn Độ sẽ thông qua hoàn thiện cảng biển phía tây Myanmar để đi sâu hợp tác kinh tế. Ấn Độ đang đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với láng giềng để chống lại Trung Quốc – nước đang mở rộng vai trò ảnh hưởng ở châu Á bằng sáng kiến “Vành đai, Con đường”.
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn “lực bất tòng tâm” trong việc tranh giành ảnh hưởng ở Myanmar. Bởi vì, Trung Quốc tiếp tục tăng cường “viện trợ kinh tế” cho Myanmar. Trung Quốc có quyền lợi ở phía nam cảng Sittwe, sẽ xây dựng đường ống dẫn dầu, đã khởi công vào tháng 4/2017. Trung Quốc còn có kế hoạch xây dựng cảng nước sâu và khu công nghiệp ở Myanmar.
Đến tháng 8/2016, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Myanmar với tỷ trọng 28,13%, trong khi đó Ấn Độ chỉ chiếm 1,14%. Tình hình kinh tế khó khăn của Myanmar đòi hỏi nhiều nguồn vốn, nhưng khả năng đáp ứng của Ấn Độ hạn chế. Về đầu tư và thương mại, độ sâu và độ rộng của quan hệ Trung Quốc - Myanmar đều vượt xa quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở Myanmar khiến cho Ấn Độ cảm thấy căng thẳng. Trung Quốc coi Myanmar là cây cầu lớn thông tới Ấn Độ Dương. Myanmar chính là nơi giao thoa giữa chính sách “hành động hướng Đông” của Ấn Độ với sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc”, tồn tại cạnh tranh nhất định với nhau.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn
1/10 tổng tài sản thế giới được cất giữ tạo những thiên đường thuế ở hải ngoại.
Trung Quốc muốn xây dựng một chuỗi cung ứng trên toàn cầu và giúp nước này tăng cường vị thế của mình với thế giới trong một tương lai rất dài.
Nga và Syria đang phải bước vào cuộc đấu với Liên quân Mỹ - người Kurd, trong cuộc đua giành quyền kiểm soát tỉnh nhiều dầu mỏ Deir Ezzor.
Nhật Bản đề nghị Nga hợp tác thông qua và thực hiện nghị quyết trừng phạt bổ sung của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với Triều Tiên.
Có cần đổi tên cho Viễn Đông? Phải dần lôi kéo CHDCND Triều Tiên vào các liên kết, hợp tác trong khu vực
Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21, Trung Quốc đang vung tiền mua lại các cảng biển khắp thế giới và thông tin dạng này gần như xuất hiện hàng ngày.
Ông Putin kéo "người đồng hương sống ở nước ngoài" về Viễn Đông để phát triển kinh tế vùng.
Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy xuất khẩu than Nga sang Trung Quốc.
Hoạt động thâu tóm, sáp nhập giữa các công ty quốc doanh lớn nhất nước hình thành loạt doanh nghiệp "khủng long" tại Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự