Dù di cư không phải là vấn đề được giới chính trị phương Tây ưu ái trong thời gian gần đây, việc ngừng nhận dân nhập cư sẽ không giúp các nước thuộc khối những nền kinh tế lớn G7 hưởng lợi.

New Delhi đã đưa ra quyết định chiến lược để cạnh tranh với Bắc Kinh trong việc cung cấp dầu mỏ cho các nước láng giềng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc họp ẢNH: REUTERS
Theo hãng thông tấn Sputnik, Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội để đáp ứng nhu cầu năng lượng và giành lợi thế liên minh ở sân sau, ngay sau khi Trung Quốc nhận được sự ủng hộ từ các nước láng giềng của quốc gia Nam Á này.
Được biết trong khoảng thời gian ngắn sắp tới Myanmar sẽ là nước đầu tiên nhận được lô hàng dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác từ một công ty dầu mỏ của Ấn Độ. Sunjay Sudhir, quan chức cao cấp chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế trong Bộ Dầu mỏ và Khí tự nhiên của Ấn Độ, nói rằng nước này đang tiến rất gần với thỏa thuận bắt đầu cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho Myanmar bằng đường bộ từ công ty Numaligarh Refineries tại Assam.
“Hiện tại Myanmar là thị trường phân mảnh và có hàng trăm công ty bán lẻ đang hoạt động tại đây. Vì thế, chúng tôi cố gắng đưa ra các giải pháp cung cấp tập trung các sản phẩm xăng dầu cho Myanmar thông qua đường bộ. Nếu như số lượng lớn, chúng tôi sẽ đầu tư vào đường ống”, ông Sudhir cho biết.
Trong tuần trước, Trung Quốc và Myanmar đã ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu thô có chiều dài 771 km với chi phí 1,5 tỉ USD. Đây là một phần trong đại kế hoạch “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo đó, đường ống này sẽ cho phép Đại lục nhập khoảng 22 triệu tấn dầu thô mỗi năm từ Trung Đông và châu Phi thông qua vịnh Bengal, mà không cần phải vận chuyển bằng đường biển qua Malacca và Biển Đông. Tân Hoa xã cho biết Myanmar có thể lấy ra 2 triệu tấn dầu thô mỗi năm từ đường ống này.
Trước động thái trên của Bắc Kinh, New Delhi đã ký một thỏa thuận song phương với mục đích thiết lập một cảng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) ở Bangladesh, đồng thời xây dựng một đường ống dẫn dài 131 km để đưa dầu diesel và khí đốt tự nhiên đến quốc gia này. Chính phủ Ấn Độ sẽ chịu mọi chi phí, ước tính khoảng 46 triệu USD, để xây dựng tuyến ống trên.
Một số nguồn tin cho biết Ấn Độ cũng đã ký kết với Gazprom, tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga đồng thời cũng là công ty tinh lọc khí thiên nhiên lớn nhất thế giới, và chính phủ Úc về yêu cầu cung cấp LNG cho Bangladesh. Bên cạnh đó, nước này đã quyết định tăng gấp đôi dự án đường ống dẫn dầu dài hơn 150 km, nối liền giữa Motihari của Ấn Độ với Chitwan ở Nepal.
Phương Anh
Theo Thanh Niên
Dù di cư không phải là vấn đề được giới chính trị phương Tây ưu ái trong thời gian gần đây, việc ngừng nhận dân nhập cư sẽ không giúp các nước thuộc khối những nền kinh tế lớn G7 hưởng lợi.
Các nhà quy hoạch đô thị và hoạt động bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại việc lấn biển ở vịnh Manila, dù dự án đã được chính phủ bật đèn xanh.
Theo kế hoạch sửa đổi chính sách thị thực, lao động tay nghề cao sẽ có thể dắt theo bố mẹ, vợ/chồng và con cái đến Hàn Quốc và vợ/chồng họ sẽ được tạo điều kiện có việc làm.
11 thành viên còn lại của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ nhóm họp về một TPP không có Mỹ vào tháng 5 tới tại Hà Nội, trong khuôn khổ APEC.
Sau cuộc bầu cử Mỹ, nhiều người tự tin về tương lai của một thị trường bùng nổ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng này có thể sẽ không đến.
Mở cửa cho nhập cư được đánh giá là giải pháp cần thiết giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế đang già hóa của Nhật.
Mất cân bằng giới tính khiến châu Á bỏ lỡ nhiều tiềm năng tăng trưởng kinh tế lớn.
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá sẽ chịu nhiều rủi ro kinh tế trước những căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản đang vận động các thành viên còn lại của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm hồi sinh cho hiệp định này mà không có Mỹ. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi tự do thương mại mới cho Châu Á với Nhật Bản là nhân tố chủ chốt.
Triều Tiên không công bố số liệu chính thức về nền kinh tế nước này. Vì thế, mọi con số về họ đều chỉ là ước đoán.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự