Đa số các ý kiến đều hoan nghênh biện pháp điều chỉnh tỷ giá vừa qua của NHNN và cho rằng đây là bước đi đúng hướng, chủ động, linh hoạt trước diễn biến môi trường bên ngoài.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa công bố số liệu cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước mang về nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Cụ thể, số liệu của BoJ cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam đem lại nguồn thu 198,1 tỷ yen (1,74 tỷ USD) trong năm 2016, tăng 70% so với mức 116,2 tỷ yen năm 2014, giữa bối cảnh số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam gia tăng và nền kinh tế Việt Nam đi lên.
Tính đến nay, số lượng doanh nghiệp đăng ký tại các hiệp hội kinh doanh Nhật Bản tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tăng lên gần 1.500 doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực đầu tư, có thể nói đã có một làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam. Một yếu tố tác động nữa đó là do chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quyết định mở nhà máy tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam không đánh thuế thu nhập từ cổ tức cũng là một ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Kết quả cuộc thăm dò thực hiện bởi Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho thấy gần 2/3 trong tổng số các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam làm ăn có lãi.
Năm 2014, Việt Nam đứng ở vị trí thấp hơn so với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan trong việc mang lại lợi nhuận từ vốn FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tổng Giám đốc công ty tư vấn I-Glocal Co. (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) Takayuki Jitsuhara cho biết thuế doanh nghiệp tại Việt Nam đã giảm xuống còn 20% trong tháng 1/2016.
Nhật Bản là đối tác chiến lược về kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất, đứng thứ hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài, là đối tác thứ ba về du lịch, thứ tư về thương mại.
Hai nước đều coi trọng và có chung mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đầu tháng 6/2017, Nhật Bản đã khẳng định tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam, ưu tiên hỗ trợ cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Tapchitaichinh.vn
Đa số các ý kiến đều hoan nghênh biện pháp điều chỉnh tỷ giá vừa qua của NHNN và cho rằng đây là bước đi đúng hướng, chủ động, linh hoạt trước diễn biến môi trường bên ngoài.
Việc hai lần mạnh tay điều chỉnh tỷ giá vừa rồi đã tạo cho NHNN một vị thế mới, hoàn toàn chủ động đón đầu các diễn biến bất lợi trên thị trường
Áp lực cung tiền, Mỹ có thể tăng lãi suất và nhân dân tệ còn mất giá thêm nữa là những yếu tố tác động mạnh tới tỷ giá cuối năm.
6 tháng đầu năm, tổng số nợ xấu của 13 ngân hàng tăng mạnh 21,2%, trong đó đáng chú ý, số nợ khả năng mất vốn ngày càng đột biến, lên tới 23.850 tỷ đồng chiếm 50,6% tổng số nợ xấu.
HSBC tin rằng NHNN có thể phải giảm giá tiền đồng thêm 2% và tăng mức dự báo cuối năm cho cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2015 từ mức 21.830 lên 22.800 và cho cuối năm 2016 từ mức 22.300 lên 23.300.
Ngoài ra, ông Lực còn cho rằng tỷ giá từ nay tới cuối năm sẽ còn chịu nhiều áp lực vì ảnh hưởng từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng như mức độ tăng lãi suất của FED.
ANZ cho rằng, tiền đồng vẫn là một trong những đồng tiền bền vững nhất trong đà suy giảm của các đồng tiền châu Á thị trường mới nổi những tháng gần đây.
NHNN đã không giữ được cam kết tỷ giá đưa ra từ đầu năm. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, xuất khẩu gặp khó và đặc biệt là Trung Quốc phá giá nhân dân tệ mạnh nhất trong 2 thập niên vừa qua, thì đây là những động thái kịp thời của cơ quan điều hành.
“Lời khuyên của tôi là các doanh nghiệp giữ vững tâm lý và nên chủ động có các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá, thay vì chỉ trông chờ vào việc bảo hộ tỷ giá của NHNN “, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá động thái điều chỉnh tỷ giá USD/VND sáng nay.
Thẻ ngân hàng đang ngày càng phổ biến nhờ sự tiện dụng và các ưu đãi mà nó mang lại. Tuy nhiên, xung quanh phí dịch vụ gắn liền với các loại thẻ thời gian qua đã gây nhiều tranh cãi mà một phần là do từ phía người tiêu dùng vẫn còn mù mờ về phí dịch vụ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự