Ngân hàng Nhà nước liên tiếp ra văn bản buộc các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu để thực hiện mốc dưới 3% trước hạn...

Các cuộc thi sắc đẹp thường chỉ yêu cầu nhiều về hình thức, nhưng để lọt vào “mắt xanh” các nhà tuyển dụng ngân hàng ở Việt Nam thì ứng viên vừa phải có hình thức tốt, kiến thức cao lại vừa phải có kinh nghiệm thực tế.
Thống kê của người viết từ các báo cáo tài chính, báo báo tổng kết của các ngân hàng (không bao gồm NHCSXH và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), hiện nay toàn hệ thống ngân hàng có xấp xỉ 170.000 nhân sự. Nếu tính cả các ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh NHNN, các quỹ tín dụng, ngân hàng hợp tác…thì con số lên tới hơn 200.000 người. Trong đó, Agribank dẫn đầu hệ thống với hơn 40.000 người, tiếp đến là các ngân hàng VietinBank, BIDV, Sacombank, Vietcombank…
Nữ cao trên 1m55, nam trên 1m65 mới có hi vọng vào ngân hàng
Nhân sự các ngân hàng rất đông, ở ngân hàng quy mô nhỏ với tài sản khoảng 30.000 tỷ đồng cũng có ít nhất trên 1.000 người. Nhu cầu tuyển dụng hàng năm cũng rất lớn, có ngân hàng thay thế, tuyển mới cả nghìn người. Nhưng không vì thế mà việc tuyển dụng trở nên dễ dàng.
Nếu như trước đây, một ứng viên có hình thức ưa nhìn sẽ được ưu tiên hơn đôi chút nếu các chỉ tiêu khác như bằng cấp, kinh nghiệm là tương đương, thì nay hầu hết các ngân hàng đưa chỉ tiêu về hình thức lên hàng đầu. Các ứng viên muốn trở thành người của ngân hàng, đầu tiên phải đáp ứng hình thức, tuổi tác, rồi đến bằng cấp và kinh nghiệm.
Như tại Sacombank, ngân hàng này có yêu cầu phổ biến với các vị trí là cao 1m58 trở lên với nữ và 1m65 trở lên với nam giới, kèm theo hình thức ưa nhìn, phù hợp với vị trí công tác. Thậm chí một số vị trí phải tiếp xúc nhiều với khách hàng như giao dịch viên, chuyên viên tư vấn thì nữ phải cao 1m60 trở lên, tuổi dưới 30, có ngoại hình đẹp, giọng nói ưa nhìn…Hay nhân viên bảo vệ phải có chiều cao 1m68 trở lên!
Tại Vietcombank, nhiều thông báo tuyển dụng cũng yêu cầu nữ phải cao trên 1m60 và tuổi đời không quá 25, còn với nam phải cao 1m70 trở lên và không quá 28 tuổi. Còn ở VietinBank, muốn làm cán bộ của ngân hàng này (tùy vị trí) cũng cần phải đáp ứng chỉ tiêu nữ cao 1m58 và nam cao 1m65 trở lên.
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) tuyển các vị trí tiếp xúc với khách hàng nhiều như giao dịch viên yêu cầu tối thiểu cao 1m62 và hình thức ưa nhìn. Đây cũng là chỉ tiêu đưa ra cho các ứng viên ở ngân hàng Techcombank và nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nhận xét, việc các ngân hàng chú trọng về hình thức cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ ngày nay, ngoài sự cạnh tranh về các sản phẩm, dịch vụ thì ngân hàng nào có đội ngũ nhân viên đẹp về hình thức, giỏi về chuyên môn cũng sẽ có ưu thế hơn trong việc giữ chân và tăng thêm lượng khách hàng.
Tuy nhiên, với người xin việc thì tiêu chí về hình thức lại là “thảm họa”, nhất là với các sinh viên mới ra trường còn chưa có kinh nghiệm. Phương Thúy, một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng ở Hà Nội cho biết, dù tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi trên tay song 6 tháng qua bạn vẫn chưa thể tìm được việc làm ở ngân hàng chỉ vì chiều cao…1m53. “Biết rằng các ngân hàng quy định về hình thức nhưng vì đam mê ngành ngân hàng, muốn làm việc ở ngân hàng nên em vẫn cố gắng thử hết các ngân hàng xem sao, nếu không được thì đành phải tìm công việc khác”, Thúy chia sẻ và cho biết thêm bạn đã nộp hồ sơ xin việc tới hơn 10 ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
Khi đề cập đến việc không phải ngân hàng nào cũng yêu cầu khắt khe về chiều cao ở tất cả các vị trí, Đinh Hoàng Long, cựu sinh viên Học viện Ngân hàng cho biết, với người có kinh nghiệm lâu năm thì dễ dàng có việc, nhưng sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít nên thường chỉ ứng tuyển được các vị trí chưa yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm như giao dịch viên, chuyên viên tín dụng…và như thế rõ ràng cần phải có hình thức tốt.
Hình thức đẹp chưa đủ, cần phải giỏi giang
Nhiều người nói vui rằng, để vào ngân hàng thời nay còn khó hơn cả thi sắc đẹp. Bởi lẽ, các cuộc thi người đẹp thông thường chỉ yêu cầu về hình thức, nhưng để lọt vào “mắt xanh” các nhà tuyển dụng ngân hàng ở Việt Nam thì vừa phải có hình thức tốt, kiến thức cao lại vừa phải có kinh nghiệm.
Thực tế hiện nay, ngoài yêu cầu phải học đúng chuyên ngành, rồi chính quy thì các ngân hàng đều ưu tiên về kinh nghiệm ở tất cả các vị trí. Với các vị trí đơn giản thì kinh nghiệm chỉ cần 1-2 năm, còn với cấp cao hơn một chút cho đến cấp trung thì yêu cầu phải 5 năm kinh nghiệm trở lên. Những người đã có kinh nghiệm có thể bắt tay vào việc ngay lập tức và chỉ cần một thời gian ngắn để làm quen với môi trường, trong khi người không có kinh nghiệm thì ngân hàng phải bỏ ra thời gian và kinh phí, nhân lực đào tạo. Chưa kể, qua một quá trình đào tạo lâu dài, nhân sự nếu đáp ứng tốt thì coi như thành công của nhà tuyển dụng, nhưng nếu không đạt, không những không tuyển được nhân sự cần mà còn tốn nhiều chi phí.
Nhưng với các nhân sự đã có kinh nghiệm thì họ lại dễ dàng tìm kiếm công việc mới thay thế mỗi khi có nhu cầu “nhảy việc”, và lúc này cái khó không chỉ ở phía người tìm việc mới mà khó cho cả nhà tuyển dụng. Vì thế, nhiều ngân hàng đã nghĩ ra các hình thức “săn đón” người tài với chi phí giảm đi thông qua các chương trình dành cho thực tập sinh năm cuối ở trường Đại học.
Chẳng hạn Sacombank hiện nay có chương trình thực tập sinh tiềm năng hàng năm dành cho hàng nghìn sinh viên năm cuối. Các ứng viên này sẽ phải đáp ứng yêu cầu cao về học lực (điểm tích lũy 6,5/10 hoặc 2,6/4), và tất nhiên cũng phải đáp ứng cả yêu cầu về chiều cao là 1m56 với nữ và 1m65 trở lên với nam. Hay như Techcombank cũng tuyển 500 sinh viên thực tập tiềm năng hàng năm với chỉ tiêu điểm trung bình phải trên 7, có tiếng Anh giao tiếp tốt…Qua thời gian thông thường khoảng 3 tháng thực tập, các ngân hàng sẽ đánh giá các thực tập sinh này, nếu ứng viên nào đáp ứng tốt các yêu cầu và có tiềm năng, ngân hàng sẽ tuyển dụng chính thức.
Nói như vậy không có nghĩa các ngân hàng thời nay chỉ trông chờ vào hình thức, trình độ và kinh nghiệm nhân sự ở mọi vị trí và những người không có lợi về các yếu tố đó thì đành phải nói không với nghề ngân hàng. Nhưng rõ ràng, một ứng viên có được những tố chất và kỹ năng trên chắc chắn sẽ dễ dàng trở thành nhân viên ngân hàng hơn các ứng viên khác.
Ngân hàng Nhà nước liên tiếp ra văn bản buộc các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu để thực hiện mốc dưới 3% trước hạn...
Tổng lượng vàng bán ra chiếm đến 70% giao dịch, nguyên nhân theo các doanh nghiệp là do chênh lệch giá trong nước và thế giới giãn rộng khiến thị trường xuất hiện hiệu ứng bán xả để phòng rủi ro.
Các nhà đầu tư trên thế giới đang thờ ơ với vàng, không còn ham hố tích trữ, thậm chí còn ồ ạt bán ra khiến giá mặt hàng này giảm chóng mặt và được dự báo còn giảm thêm nữa trong thời gian tới. Trong khi đó, người Việt vẫn tiếp tục cầm giữ dù giá vàng trong nước vẫn đắt hơn thế giới hơn triệu đồng.
Ngày 31/7/2015, bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã cùng ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn đầu tư xây dựng dự án cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải của Tổng công ty Phát điện 1 (EVN Genco 1).
Tính đến đầu quý III/2015, số tiền chảy vào các dự án hạ tầng, nhà ở và trung tâm thương mại tại trục phía Đông Sài Gòn ước tính khoảng 8 tỷ USD và dòng vốn này đang không ngừng tăng lên.
Từ tháng 8/2015, hàng loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, nổi bật như Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành Cty cổ phần, tăng vốn điều lệ của Sở GDCK TP HCM...
Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, Thủ tướng Anh David Cameron công bố gói tín dụng 500 triệu bảng Anh và thể hiện mong muốn thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam.
Ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1391/QĐ-NHNN chấp thuận sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB) vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
Đến cuối tháng 6/2015, tổng lượng dự phòng rủi ro còn lại của các tổ chức tín dụng đã lên đến 89.672, tỷ đồng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài -(Bộ KH&ĐT), trong 7 tháng đầu năm 2015, đã có 7,4 tỷ USD được giải ngân bằng khoảng 109% so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng trong tháng 7, đã có hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI được giải ngân.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự