Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.

Lạm phát 9 tháng đầu năm nay ở mức rất thấp (0%), cộng thêm 70% doanh nghiệp (DN) kinh doanh hiện không có lãi khiến cộng đồng DN đang chờ đợi hệ thống ngân hàng sớm giảm lãi suất, nới rộng room tín dụng. Thế nhưng, hệ thống ngân hàng lại tỏ ra vô cùng thận trọng với việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ.
Công bằng mà nói, mặt bằng lãi suất cho vay ở Việt Nam đang ở mức khá cao so với lạm phát. Cụ thể, lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh đang ở mức 7-11%/năm (tùy lĩnh vực) trong khi lạm phát 9 tháng đầu năm nay chỉ 0%. Chính vì vậy, giảm lãi suất là mong muốn chính đáng của DN.
Tuy vậy, giảm thêm lãi suất cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn không là điều đơn giản, bởi với đặc thù Việt Nam, lãi suất không chỉ phụ thuộc vào lạm phát, mà còn phụ thuộc vào tín dụng, tỷ giá và lãi suất USD.
Hiện nay, thanh khoản ngân hàng vẫn khá dồi dào, nhưng tình trạng dư thừa vốn đã giảm nhờ tín dụng hồi phục mạnh. Bên cạnh đó, USD vẫn đứng trước nguy cơ tăng giá. Vì vậy, trong ngắn hạn, lãi suất tiền đồng càng phải duy trì ở mức hấp dẫn, nếu không người dân sẽ chuyển dịch từ tiền đồng sang USD.
Về trung và dài hạn, việc giảm lãi suất cũng phải được cân nhắc kỹ bởi năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu phát hành 230.000 tỷ đồng trái phiếu, nhưng 8 tháng đầu năm chưa đạt một nửa chỉ tiêu đề ra. Do vậy, để phát hành thành công số trái phiếu còn lại trong những tháng cuối năm, Chính phủ buộc phải duy trì lãi suất trái phiếu ở mức hấp dẫn.
Điều này khiến lãi suất trung, dài hạn ngân hàng khó giảm. Nói cách khác, trái phiếu chính phủ đang nhìn vào ngân hàng, DN và người dân cũng nhìn vào ngân hàng. Đây là lý do khiến Việt Nam có nền lãi cao và cũng là nguyên nhân khiến lãi suất khó giảm sâu.
Việc nới room tín dụng, bơm thêm vốn ra nền kinh tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng đang phục hồi khả quan và có khả năng tăng mạnh hơn nữa, song việc nới room không thể được thực hiện ồ ạt do hệ thống ngân hàng không thể quay trở lại thời kỳ tín dụng tăng trưởng nóng mà hiệu quả thấp như trước đây, để rồi lại phải gánh chịu hậu quả nhiều năm sau.
Do đó, phương án nới tín dụng thêm tối đa 2% (có thể tăng tín dụng tối đa lên 17%) của NHNN đưa ra trong năm nay là rất cần thiết để tránh lặp lại tình trạng tín dụng nóng, đồng thời đẩy lạm phát tăng cao trong bối cảnh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.
Rõ ràng, hiện chưa là thời điểm lý tưởng để cân nhắc việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ. Cho dù đang ở mức thấp kỷ lục, nhưng chỉ cần một số yếu tố tác động thì lạm phát vẫn có thể dễ dàng bùng lên. Hơn nữa, mục tiêu lạm phát được Chính phủ tính toán trong phạm vi xuyên suốt nhiều năm. Do đó, các giải pháp đưa ra đều phải cân nhắc tới độ trễ tác động, nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định cho cả giai đoạn.
Dĩ nhiên, việc hạn chế tăng trưởng tín dụng cũng như lãi suất vẫn đứng ở mức khá cao như hiện nay sẽ khiến nhiều DN gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Do đó, trong giai đoạn này, Chính phủ cần có thêm nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa trong hỗ trợ DN, đặc biệt là cải thiện môi trường kinh doanh mạnh, xử lý nợ xấu, giảm thủ tục hành chính trong tiếp cận vốn của ngân hàng. Về phần mình, các DN cần tăng cường năng lực quản trị, minh bạch tài chính để tạo niềm tin cho ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn huy đông thông qua phát hành trái phiếu, đẩy mạnhM&A, tham gia chuỗi liên kết… tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC.
Kể từ đầu năm, Chính phủ chỉ bán được khoảng 1 nửa số trái phiếu chào bán, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dù vẫn còn không ít doanh nghiệp khó khăn nhưng gần 400.000 tỉ đồng đã chảy vào nền kinh tế chỉ trong 8 tháng đầu năm.
"Nhìn hồ sơ là không muốn cho vay", câu chuyện về mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cho thấy, các doanh nghiệp SME sẽ phải dày công hơn nữa để xây dựng lòng tin với ngân hàng.
Hài hòa lợi ích giữa người vay vốn và người gửi tiền trên cơ sở mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy tình trạng thiếu sòng phẳng về lãi suất gần như đã bị triệt tiêu nhưng hàng loạt ngân hàng chỉ định người vay tiền mua nhà phải mua bảo hiểm như một điều kiện để cho vay
Không chỉ các dự án nhượng quyền khai thác hạ tầng hàng không mới thu hút các nhà đầu tư quan tâm mà tại các công trình xây mới, danh sách doanh nghiệp muốn "đặt gạch" ghi tên cũng đang nối dài.
Trong 4 tháng cuối năm 2015 số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư cần phải thoái tiếp là hơn 17.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với 20 tháng đã thực hiện trước đó.
Khảo sát của JobStreet.com đối với 1.885 nhân sự đang làm việc tại ngân hàng cho thấy 66% nhận được mức lương dưới 10 triệu, khiến 29% nhân sự ngành này muốn chuyển nghề do mức lương thấp hơn so với kỳ vọng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự