NHNN khẳng định ngay từ đầu Chương trình, Ngân hàng Nhà nước đã quy định rất rõ về thời hạn kết thúc giải ngân tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, lãi suất vay ưu đãi

Có thể trước mắt việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa chưa mang lại nhiều lợi ích cho NH nhưng qua đây NH giúp DN phát triển và hoạt động tốt. Khi đó, khả năng trả nợ của DN sẽ tốt hơn...
Nắm bắt xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, nên không chỉ dừng lại ở các sản phẩm bảo hiểm rủi ro (BHRR) tỷ giá, hiện có một số NHTM cung cấp cả sản phẩm BHRR giá cả hàng hóa. Đây là thị trường mới, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi Việt Nam chính thức thực hiện TPP.
Trao đổi với phóng viên TBNH, ông Đỗ Ngọc Quỳnh – Giám đốc Ban Nguồn vốn và tiền tệ BIDV cho biết: BHRR hàng hóa có thị trường riêng và có quy mô toàn cầu. Nhưng hiện các NHTM Việt Nam tham gia chủ yếu ở khâu trung gian. Các NHTM đóng vai trò là cầu nối, giúp DN tiếp cận sản phẩm này ở thị trường quốc tế.
Ông có thể nói cụ thể hơn vai trò trung gian của NHTM trong cung cấp các sản phẩm này?
Chúng tôi tư vấn cho DN để họ thấy sản phẩm nào phù hợp đáp ứng được chiến lược kinh doanh của mình thì NH sẽ mua sản phẩm đó và bán lại cho DN. Hầu hết sản phẩm phòng ngừa rủi ro về biến động giá cả hàng hóa mà các NHTM cung cấp cho khách hàng đều dưới hình thức trung gian này. Thực tế, đây là một sản phẩm có giá trị gia tăng mà các NH cung cấp cho khách hàng. Vì thông thường quan hệ giữa NH với khách hàng là quan hệ đa chiều, trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực truyền thống như tín dụng, thanh toán…
Hơn nữa, trong mối quan hệ NH - DN, yếu tố quan trọng đối với hai bên là phải đem lại sự lớn mạnh cho cả hai bên. Có thể trước mắt việc cung cấp sản phẩm BHRR này chưa mang lại nhiều lợi ích cho NH nhưng qua đây NH giúp DN phát triển và hoạt động tốt. Khi đó, khả năng trả nợ của DN sẽ tốt hơn... Như vậy NH cũng đang “bảo hiểm” cho chính mình chứ không chỉ đơn thuần là chuyện cung cấp các sản phẩm cho DN.
Thực tế tình hình cung cấp sản phẩm này hiện nay như thế nào, thưa ông?
Việc cung cấp sản phẩm phái sinh không có nhiều NH, trong nước chỉ có BIDV, VietinBank. Cách làm chủ yếu của NH hiện nay là giúp cho DN có khả năng điều chỉnh được cơ chế xác định giá. BIDV triển khai sản phẩm phái sinh khá sớm, xuất phát ban đầu từ việc giúp cho khách hàng vay kinh doanh cà phê của chúng tôi.
Hiện BIDV cung cấp các sản phẩm nhằm quản lý hiệu quả biến động giá cả hàng hoá như Tương lai hàng hoá (Futures); Hoán đổi giá cả hàng hóa (CoS); Quyền chọn giá cả hàng hoá (Option). Các sản phẩm này được BIDV triển khai đối với các khách hàng vay kinh doanh cà phê, cao su, bông, đậu tương, khí hóa lỏng… Hiện chúng tôi có vài trăm DN sử dụng sản phẩm này.
Trước đây, khách hàng mua BHRR giá cả hàng hóa hoặc rủi ro lãi suất thường là khách hàng có yếu tố nước ngoài hoặc khách hàng tư nhân. Những đối tượng khách hàng này thường họ năng động hơn.
Sản phẩm phòng ngừa rủi ro có rất nhiều loại, nhiều tên gọi và cấu trúc khác nhau. Vì thế, tùy vào mô hình cấu trúc hoạt động kinh doanh của khách hàng và tùy vào điều kiện thị trường, NH sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Nói hình tượng: Thương trường là chiến trường. Xét ở góc độ nào đó, sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến động giá cả này cũng giống như vũ khí của người lính ra trận. Tùy vào tình hình thực tế trên “chiến trận”, DN sẽ vạch ra phương án phải có lực lượng và trang bị vũ khí phù hợp.
Ví dụ như trong sản phẩm ngoại tệ hay sản phẩm hàng hóa chỉ dùng một phương pháp mua bán duy nhất thì việc thất bại là chuyện tất yếu. Đối với các NH, đừng nghĩ rằng cứ ra sản phẩm thì khách hàng phải sử dụng hoặc cứ ra sản phẩm thì khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm.
Nhiệm vụ của NH là phải trở thành những người đi trước trong việc giới thiệu các sản phẩm này, phải giúp cho khách hàng hiểu và biết họ có thể trang bị loại vũ khí gì, sử dụng nó như thế nào. Và khi khách hàng sử dụng thuần thục thì tự họ sẽ có khả năng kiểm soát rủi ro tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, an toàn hơn, mang lại hiệu quả hợp tác cao hơn với NH.
Nói như vậy, việc triển khai các sản phẩm phái sinh tốt cho cả NH và DN. Vậy tại sao vẫn chưa có nhiều NH tham gia, thưa ông?
Bởi việc này đòi hỏi tư duy chiến lược và khi NH tổ chức triển khai đòi hỏi phải có đầu tư về con người, cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, hiện NHNN không cung cấp một giấy phép chung cho NHTM về triển khai các sản phẩm phái sinh. Mà mỗi NH, mỗi sản phẩm được cấp phép riêng.
Xin cảm ơn ông!
Hà An thực hiện
(Thời báo Ngân hàng)
NHNN khẳng định ngay từ đầu Chương trình, Ngân hàng Nhà nước đã quy định rất rõ về thời hạn kết thúc giải ngân tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, lãi suất vay ưu đãi
Thuế môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đóng đủ hằng năm, bất kể kinh doanh lãi hay lỗ.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Đã có nhiều doanh nghiệp phải “ngậm đắng nuốt cay” khi phải “gánh” rủi ro tỷ giá, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách chống đỡ...
Thị trường bất động sản và người mua nhà lại “dậy sóng” khi thông tin người mua nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội sẽ không được hưởng vay ưu đãi lãi suất gói 30.000 tỷ đồng từ ngân hàng.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Techcombank rót tiền mua 49% cổ phần của hãng bay mới, VietinBank hoàn tất thương vụ sáp nhập PGBank… là hai trong số các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám diễn ra đầu năm nay trong lĩnh vực ngân hàng.
Với mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng 2.700 km đường cao tốc như quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông sẽ kêu gọi vốn xã hội hóa cho 18 dự án có tổng mức đầu tư 205.558 tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự