Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã đạt gần 600.000 tỷ đồng và dự báo tiến tới mốc một triệu tỷ vào năm 2019.

Ông Dương Công Minh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất.
Tại đại hội thường niên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín sáng 30/6, các cổ đông đã bầu 6 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2021 gồm ông Dương Công Minh, Kiều Hữu Dũng, Nguyễn Miên Tuấn, Nguyễn Xuân Vũ, Phạm Văn Phong và bà Lê Thị Hoa.
Kết quả, ông Dương Công Minh, Thành viên HĐQT đã trở thành tân Chủ tịch Sacombank với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, tới hơn 198% (tính trên quyền biểu quyết), thay ông Kiều Hữu Dũng đạt tỷ lệ 66,4%. Bà Lê Thị Hoa giành được hơn 93,5% số phiếu bầu. Ông Phạm Văn Phong, Nguyễn Miên Tuấn, Nguyễn Xuân Vũ đạt lần lượt 65,4%, 72,5%, 65,5%.
Với kết quả kiểm phiếu thành viên Ban kiểm soát, bà Nguyễn Thị Thanh Mai đạt 82,9%, ông Trần Minh Triết 125,7%, ông Lê Văn Tòng 82,5%, ông Hà Tôn Trung Hạnh 83%. Ông Trần Minh Triết được bầu làm Trưởng Ban kiểm soát.
Phát biểu sau khi đắc cử "ghế nóng" Sacombank, ông Dương Công Minh cho biết, việc sáp nhập vào Phương Nam đã khiến ngân hàng có một số khó khăn, nhưng đồng thời đã giúp Sacombank hậu sáp nhập có được quy mô lớn.
Đề án xác định là tái cấu trúc trong 10 năm, nhưng Hội đồng quản trị mới họp đã thống nhất là sẽ giải quyết trong vòng 5 năm. Theo ông Minh, nợ xấu của ngân hàng chủ yếu nằm trong bất động sản đảm bảo, nếu xử lý nhanh vấn đề này thì sẽ sớm hoàn tất tái cấu trúc.
"Chúng tôi hứa sẽ sớm hoàn thành tái cấu trúc, đưa Sacombank trở thành ngân hàng lớn nhất, hiệu quả nhất thị trường", ông Minh nói.
Ông Minh sinh năm 1960 tại Bắc Ninh, là Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại, ông Minh là chủ tịch Công ty cổ phần Him Lam có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng, trong đó ông sở hữu 99% cổ phần.
Ngoài Him Lam, hiện ông Minh còn làm Chủ tịch HĐQT của 3 công ty khác là Dụng cụ thể thao Bảo Long; Phát triển Xín Mần, Chứng khoán Liên Việt.
Trước khi tham gia HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh từng là Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank trong nhiều năm. Mới đây ông đã thoái toàn bộ gần 15% vốn cổ phần của Him Lam tại nhà băng này.
Những năm 1984-1993, ông Dương Công Minh là sỹ quan công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng. Giai đoạn 1994-1997, ông là Giám đốc xí nghiệp xây dựng - Công ty Thanh Bình cũng thuộc Bộ Quốc phòng.
Danh sách 4 thành viên HĐQT khác:
- Ông Kiều Hữu Dũng, sinh năm 1967. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ kinh tế. Ông Dũng có nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, trong đó từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như cán bộ Vụ hợp tác Quốc tế (Ngân hàng Nhà nước), đại diện cho Ngân hàng Nhà nước tại Ngân hàng phát triển châu Á...Hiện, ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT Sacombank và Chủ tịch HĐQT Công ty Khu du lịch Champarama.
- Ông Phạm Văn Phong, sinh năm 1962. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản trị kinh doanh, có nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, hiện là Bí thư Đảng bộ - Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đak Lak.
- Ông Nguyễn Miên Tuấn, sinh năm 1977. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ kinh tế. Ông Tuấn đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Rồng Việt, thành viên HĐQT Công ty Pymepharco.
- Ông Nguyễn Xuân Vũ, sinh năm 1981, Phó tổng giám đốc Sacombank. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ tài chính ngân hàng
- Bà Lê Thị Hoa, sinh năm 1961, ứng cử độc lập Thành viên HĐQT. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ kinh tế. Bà Hoa hiện là thành viên HĐQT Vietcombank.
Lệ Chi
Theo Vnexpress
Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã đạt gần 600.000 tỷ đồng và dự báo tiến tới mốc một triệu tỷ vào năm 2019.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 0,25%/năm đối với các lãi suất điều hành chủ chốt là động thái nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tỷ giá USD/VND sẽ có mức tăng khoảng 2%-3% cho cả năm 2017.
Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi một ngân hàng nội. Vậy, chuyện gì đang xảy ra với hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam.
Trong các hội nghị xúc tiến đầu tư, khi tiếp các đối tác, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn, Phú Yên sẽ có những nhà đầu tư chiến lược, những dự án tiên phong, hay những “sếu đầu đàn” để tạo cú hích quan trọng và có sức lan tỏa kéo theo những dự án kế tiếp.
Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên khẳng định, với tiềm năng và lợi thế phát triển về du lịch, kết hợp với hệ thống hạ tầng đang từng bước đồng bộ như hầm đường bộ qua Đèo Cả, đèo Cù Mông, sân bay Tuy Hòa nằm ngay trong thành phố… Phú Yên đã sẵn sàng cho bước phát triển mới.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Thủ tướng đặt vấn đề liệu Senshu Ikeda có thể tham gia mua lại ngân hàng yếu kém của Việt Nam (với nợ xấu ở mức vừa phải) và Thủ tướng sẵn sàng tạo điều kiện cho việc này.
Khối u nợ xấu đã chuyển sang một dạng biến thể mới, trong khi một chính sách đủ tầm và đủ mạnh vẫn còn thai nghén sau hơn 5 năm đã trôi qua.
Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2016 lên đến 100,3 tỷ Yên, khoảng gần 1 tỉ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự