Dự thảo Thông tư cho chủ động hoàn toàn về mặt thời gian đã tạo thuận lợi cho DN cũng như với thị trường, giúp giảm bớt áp lực lượng cầu ngoại tệ rất lớn về thời điểm cuối năm.

Trong chuỗi hoạt động tại Nhật Bản, ngày 12/11, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, đoàn công tác thành phố Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng với sự tham gia của hơn 120 doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường cho biết quan hệ Việt Nam-Nhật Bản hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Với thông điệp “Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu”, mối quan hệ giữa hai nước đã, đang và tiếp tục được thực hiện trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, khoa học, giáo dục và đặc biệt là kinh tế.
Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong thời gian qua, nhiều người dân Việt Nam đã tự hào khi nói đến Đà Nẵng, nơi mà người dân và chính quyền đang cố gắng phấn đấu để xây dựng một thành phố an bình và đáng sống tại Việt Nam. Đà Nẵng cũng là một địa phương nhiều năm đứng đầu Việt Nam về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, là thành phố tuyệt vời cho khách du lịch nói chung và du khách Nhật Bản nói riêng.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường mong muốn sau Hội thảo này, sẽ có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư, làm ăn tại Đà Nẵng, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản xem Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản là một địa chỉ của thành phố Đà Nẵng tại Nhật Bản, nơi các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực liên quan.
Ông Yoshita, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam tại Nhật Bản nhấn mạnh các doanh nghiệp Nhật Bản trước đây khi nói đến Việt Nam chỉ chú trọng đến khu vực miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, miền Trung gần đây trở thành địa điểm được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, trong đó, Đà Nẵng là một đại diện của khu vực.
Sự hấp dẫn của Đà Nẵng nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, có thể hỗ trợ cho cả khu vực miền Bắc và miền Nam Việt Nam; là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông-Tây, nối các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào với Biển Đông, điểm logistic tốt nhất với điểm hội tụ là thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có một sức hút lớn về du lịch khi nằm giữa các di sản thế giới với các bãi biển rất đẹp. Ông Yoshita cũng đề nghị các doanh nghiệp tham dự Hội thảo tận dụng cơ hội quý báu này để tìm hiểu thông tin về đầu tư vào thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã cảm ơn Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, cựu Đại sứ Yoshita đã có những lời giới thiệu tốt đẹp về thành phố Đà Nẵng; đồng thời đưa ra những cam kết mạnh mẽ, quyết liệt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại tại Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Đức Thơ bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản trao đổi thông tin để đoàn công tác nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản và giải đáp thắc mắc để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thành phố Đà Nẵng; cũng như mong các nhà đầu tư Nhật Bản chỉ ra những điểm còn yếu, chưa phù hợp để thành phố Đà Nẵng cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới.
Sau khi nghe đoàn thành phố Đà Nẵng giới thiệu chi tiết về môi trường đầu tư, định hướng phát triển đô thị, kinh tế-xã hội, các lợi thế, ưu đãi của Đà Nẵng cũng như giới thiệu về Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, các doanh nghiệp tham dự đã bày tỏ quan tâm đặt khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng biển, hàng không, mức lương tối thiểu cho người lao động, vấn đề thuê nhà xưởng với quy mô nhỏ, giá đất và sự ổn định của giá đất trong thời gian đầu tư…. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề nghị chính quyền thành phố nên thường xuyên trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp để những thông tin tốt đẹp của Đà Nẵng đến được với các doanh nghiệp Nhật Bản nhiều hơn nữa.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và các thành viên đoàn công tác đã trả lời, giải thích cụ thể các câu hỏi của các doanh nghiệp tham gia Hội thảo, các doanh nghiệp quan tâm có thể tiếp tục nghiên cứu tài liệu, trao đổi thêm qua điện thoại, email hoặc liên lạc với các cơ quan như IPC, Sở Ngoại vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam tại Nhật Bản.
Trước đó, đoàn công tác thành phố Đà Nẵng đã làm việc với Tập đoàn H.I.S. Trao đổi với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Hirabayashi Akira, Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, theo đánh giá của du khách Nhật Bản đã từng đến Đà Nẵng, thì trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với đảo Hải Nam (Trung Quốc), Bali của Indonesia và thậm chí cả Okinawa của Nhật Bản nếu chính quyền thành phố quan tâm đến một số vấn đề như đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; đầu tư vào các hoạt động thể thao biển; nâng cao chất lượng dịch vụ; đầu tư thêm sân golf và mở rộng các đường bay trực tiếp (cả về số lượng chuyến bay và số lượng khách cho mỗi chuyến bay).
Trong tương lai gần, Tập đoàn H.I.S sẽ đầu tư 10 khách sạn tại Việt Nam và mong muốn lấy Đà Nẵng là điểm trung chuyển của thị trường Việt Nam. Về đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố về việc xúc tiến đường bay trực tiếp Osaka-Đà Nẵng cũng như tăng cường đưa du khách Nhật Bản đến với thành phố Đà Nẵng, ông Akira cho biết nhu cầu về đường bay Osaka-Đà Nẵng khá cao nên sẽ xúc tiến ngay đường bay này, bên cạnh đó sẽ mở thêm các tuyến bay thuê giữa một số địa phương khác của Nhật Bản với Đà Nẵng./.
Dự thảo Thông tư cho chủ động hoàn toàn về mặt thời gian đã tạo thuận lợi cho DN cũng như với thị trường, giúp giảm bớt áp lực lượng cầu ngoại tệ rất lớn về thời điểm cuối năm.
Ngày 3/9, tại Quảng Bình, NHNN Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức hội thảo định hướng phát triển ngành Tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam.
Đồng đôla mạnh lên so với euro khiến giá vàng giảm hơn 8 USD xuống 1.125 USD mỗi ounce trong phiên giao dịch hôm qua.
Về mặt lý thuyết, NHNN có thể giữ được cam kết không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến cuối năm (bằng cách không điều chỉnh tỷ giá tham chiếu) nhưng có thể để thị trường quyết định tỷ giá ngoại hối (bằng cách tiếp tục nới biên độ giao dịch).
Với việc có thêm kỳ hạn 7 năm và 20 năm, tổng số kỳ hạn phát hành trái phiếu từ 6 (1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm) lên 8 kỳ hạn.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Sau quyết định phá giá thêm 1% và nới biên độ giao dịch lên 3% của Ngân hàng Nhà nước ngày 19/8, những dấu hiệu tăng lãi suất đầu tiên trên thị trường đã xuất hiện.
Trái với năm 2014, năm nay, “chợ” trái phiếu Chính phủ (TPCP) liên tiếp “ế” hàng bởi thiếu sự vào cuộc của giới ngân hàng. Trước áp lực mục tiêu huy động vốn 250 nghìn tỷ đồng năm 2015, Bộ Tài chính đang tìm cách xoay xở.
Từ nay đến cuối năm 2015, rủi ro bất ổn gia tăng, chuyển động tài chính tiền tệ quốc tế, đặc biệt là biến động tỉ giá và dòng vốn quốc tế phức tạp và khó lường hơn, sẽ có tác động không thuận đối với xuất khẩu, thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Cho đến nay vẫn còn nhiều NH giữ mức vốn điều lệ ở mức vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng.Với áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ, việc xoay sở để vượt lên trên mức tối thiểu này đang là áp lực rất lớn đối với các nhà băng nằm trong diện này. Thậm chí đã có những tổ chức chấp nhận sáp nhập với đơn vị khác để đảm bảo năng lực tài chính hoạt động nhưng vẫn không thành công.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự