Môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, dòng tiền ổn định, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay.

Nhiều dự án hạ tầng giao thông thuộc các lĩnh vực đường bộ, đường sắt và hàng không dự kiến sẽ được nhượng quyền khai thác cho nhà đầu tư nước ngoài khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa những dự án này vào danh mục mời gọi đầu tư nước ngoài từ nay đến năm 2020.
Theo đề án chương trình và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành giao thông vận tải đến năm 2020 mới được Bộ GTVT phê duyệt hồi cuối tháng 7, từ nay đến năm 2020 bộ này đưa ra 68 dự án thuộc 6 lĩnh vực của ngành giao thông gồm đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, giao thông đô thị để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng.
Trong số này lĩnh vực đường bộ chiếm nhiều nhất với 26 dự án được mời gọi đầu tư. Bên cạnh việc mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn xây dựng các tuyến đường mới, Bộ GTVT cũng đưa ra danh mục các dự án đường cao tốc sẽ nhượng quyền khai thác.
Cụ thể, các dự án đường cao tốc đã hoàn thành và đang khai thác gồm Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ - Ninh Bình; TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, cùng với 2 tuyến đang được xây dựng gồm Bến Lức – Long Thành và Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Ở lĩnh vực đường sắt, Bộ GTVT đưa tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 381 km vào danh mục nhượng quyền khai thác cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với lĩnh vực hàng không sẽ nhượng quyền khai thác một số hạng mục hoặc toàn bộ hạ tầng sân bay gồm nhà ga T1 sân bay Nội Bài và sân bay Phú Quốc.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng mời các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của các Tổng công ty đang tiến hành cổ phần hóa gồm Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR); Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV); Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CPIM)...
Trước đó, có một số nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm đến việc nhượng quyền khai thác một số dự án hạ tầng giao thông tịa Việt Nam. Trao đổi với TBKTSG Online, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, có một số nhà đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Pháp,... đặc biệt là tập đoàn Vinci (Pháp), đã đặt vấn đề nhượng quyền khai thác 3 dự án đường cao tốc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, có một số nhà đầu tư trong nước như tập đoàn Bitexco, tập đoàn Sovico cũng đang quan tâm đến việc nhượng quyền khai thác các dự án đường cao tốc.
Ở lĩnh vực hàng không, việc nhượng quyền khai thác nhà ga T1 sân bay Nội Bài, hiện đã có 2 nhà đầu tư trong nước muốn được mua quyền khai thác nhà ga này là hãng hàng không Vietnam Airlines và VietJet Air.
Một nguồn tin từ Bộ GTVT cho biết, việc nhượng quyền sân bay Phú Quốc cũng nhận được sự quan tâm của một số nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, lúc đầu Bộ GTVT chỉ muốn thí điểm nhượng quyền khai thác cho nhà đầu tư trong nước. Song theo đề án mới được phê duyệt hồi cuối tháng 7 thì việc nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc vẫn được đưa vào danh mục mời gọi đầu tư nước ngoài.
Môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, dòng tiền ổn định, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay.
Nhiều dự án đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) có vốn cao, chất lượng không bảo đảm
Một nguồn tin tham gia vào quá trình đàm phán mua cổ phần DongABank của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO cho biết hai bên đã ngưng đàm phán. Phía KIDO đã quyết định không mua 1.000 tỉ đồng cổ phần như DongABank thông tin trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của ngân hàng này vừa qua.
Phần lớn các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ nợ xấu thấp, thậm chí rất thấp và đó như là thành tích trong bối cảnh hiện nay...
Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đang tập trung mạnh cho tái cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với mục đích đạt chỉ tiêu về môi trường kinh doanh ngang mức bình quân ASEAN-4 vào 2016.
Tại buổi Tọa đàm với các DN Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tính riêng về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hiện có hơn 18.500 dự án đang hoạt động đến từ 103 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư lên tới 260 tỷ USD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố số liệu thống kê về một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 6/2015. Theo đó, đến cuối tháng 6/2015, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 6,6 triệu tỷ đồng.
CIMB - ngân hàng lớn thứ hai Malaysia vừa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới nước này.
ngân hàng nước ngoài tại Việt Namngân hàng 100% vốn nước ngoài
Trong năm 2014, M&A trong ngành bán lẻ, công nghiệp tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về giá trị và số lượng thương vụ.
Dự kiến sắp tới sẽ có luồng vốn lớn từ Thái Lan đổ vào lĩnh vực bán lẻ, từ Nhật đổ vào cơ sở hạ tầng…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự