Các nhà đầu tư Singapore bày tỏ quan tâm đến các lĩnh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Logistic, dịch vụ tài chính, năng lượng, phát triển hệ thống các khu công nghiệp, vận tải biển, xây dựng cơ sở hạ tầng,…

TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Việc điều chỉnh tăng tỷ giá 1% của NHNN hôm nay, tôi hoàn toàn hoan nghênh nhưng lo ngại áp lực về tỷ giá sẽ không giảm từ nay cuối năm".
Sáng nay 19/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày hôm nay (19/8) từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD (mức điều chỉnh tăng 1%), đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%.
Như vậy, với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.890 VND/USD và biên độ tỷ giá +/-3%, thì tỷ giá trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD.
Đây là lần điều chỉnh tỷ giá thứ hai, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, trước bối cảnh đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá mạnh, kéo theo một loạt đồng tiền của các nước khác trong khu vực bị giảm giá.
PV Dân Trí có cuộc trao đổi với TS. Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu về động thái mới này của NHNN.
Quan điểm của cá nhân ông về việc NHNN tăng tỷ giá liên tiếp trong thời gian gần đây. Việc tăng tỷ giá chủ yếu là để chống đỡ với sự phá giá mạnh của đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc)?
Tác động trực tiếp khiến NHNN tăng tỷ giá là do Trung Quốc phá giá mạnh đồng NDT và những lo ngại nếu neo cứng tỷ giá tiền đồng của Việt Nam với USD sẽ khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chịu cú xốc lớn. Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp khiến NHNN tăng tỷ giá.
Ngoài ra, việc Trung Quốc phá giá đồng NDT khiến rất nhiều đồng tiền các nước trong khu vực như đồng Won của Hàn Quốc mất 1,3%, đồng Dollar Đài Loan giảm 0,4%, đồng Rupiah của Indonesia giảm 1,6%, đồng Peso của Philippines giảm 0,8%, đồng Ringgit của Malaysia giảm xuống. Trong bối cảnh ấy, nếu Việt Nam vẫn duy trì tiền đồng cao, sẽ bất lợi trong sân chơi thương mại với các nước bởi lúc đó, cán cân thương mại sẽ thâm hụt so với hầu hết các nước trên.
Bên cạnh đó, một lý do khiến NHNN tăng tỷ giá chính là lo ngại khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới khiến bất lợi cho đồng Việt Nam nếu neo tỷ giá cao.
Hiện, Trung Quốc đã phá giá đồng NDT gần 4%, nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc có thể phá giá đồng NDT đến 10% trong thời gian sắp tới. Ông có đánh giá gì về việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN và kiến nghị trong thời gian tới?
Trước kia, Trung Quốc luôn duy trì đồng NDT yếu để lợi thế xuất khẩu. Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm, chứng khoán, bất động sản rủi ro, đến nay họ đã phải tính đến các phương án thả nổi đồng NDT mà nhiều người cho rằng họ có thể phá giá đồng nội tệ 10%. Đây là hệ quả của việc neo cứng tỷ giá khiến những nguy cơ về dài hạn là không thể tránh khỏi.
Việc điều chỉnh tăng tỷ giá +1% của NHNN hôm nay, tôi hoàn toàn hoan nghênh nhưng lo ngại áp lực về tỷ giá sẽ không giảm từ nay cuối. Hoan nghênh là vì nếu giữ tỷ giá như cũ, mức cầu và xu hướng mua đô la sẽ tăng mạnh, các ngân hàng sẽ phải bán ra nhiều hơn trong khi dự trữ đô la của Việt Nam chỉ có hạn. Qua việc tăng tỷ giá trên, NHNN đã có biện pháp để bình ổn thị trường, giảm các rủi ro trong tương lai như tôi đã nói trước.
Biện pháp của NHNN theo tôi là chủ động trong bị động và đã làm hạ nhiệt áp lực tỷ giá trên thị trường, giảm cầu ngoại tệ. Thời gian tới, NHNN cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt hơn, không nên neo giữ tỷ giá ở mức cứng bởi khi Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng rộng, bất kỳ những thay đổi tỷ giá của các đồng tiền như USD, Euro, Bảng, NDT hay Yên cũng ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại và cán cân tài khoản của Việt Nam.
Theo ông, việc tăng tỷ giá hiện nay tác động như thế nào đối với tình hình kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp và người dân?
Đối với kinh tế vĩ mô, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ làm gia tăng nợ công, lạm phát và nhập siêu (đặc biệt là nhập siêu từ Trung Quốc sẽ rất lớn). Vấn đề nhập siêu có hai mặt, trong ngắn hạn nó vừa giúp các doanh nghiệp có nguyên liệu rẻ để sản xuất, xuất khẩu nhưng về dài hạn sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc nặng nề về nguyên liệu và các chính sách của Trung Quốc.
Về nợ công, việc nới tỷ giá rõ ràng sẽ khiến Việt Nam thêm gánh nặng nợ công. Tuy nhiên, khi đồng Việt Nam rẻ hơn sẽ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và có lợi nhuận gia tăng hơn. Mặt khác, lượng kiều hối sẽ bù đắp phần nào đó những thiệt hại cho Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp, rõ ràng đây là tín hiệu vui với doanh nghiệp xuất khẩu và không vui đối với các doanh nghiệp nhập khẩu khi họ phải bỏ thêm nhiều tiền để nhập hàng từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đỡ chịu thiệt hơn trong sân chơi với Trung Quốc, các nước ASEAN…
Với người dân, tăng tỷ giá sẽ tác động cụ thể đến gia tăng lạm phát khiến tác động rõ rệt đến túi tiền của người dân nhiều hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát được kìm thấp như hiện nay, chúng ta hãy bớt lo lắng hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Các nhà đầu tư Singapore bày tỏ quan tâm đến các lĩnh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Logistic, dịch vụ tài chính, năng lượng, phát triển hệ thống các khu công nghiệp, vận tải biển, xây dựng cơ sở hạ tầng,…
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đang lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 49.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015. Con số 11.766 tỷ đồng có vẻ không nhỏ trong điều kiện nền kinh tế chưa được thực sự phục hồi như hiện nay.
Môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, dòng tiền ổn định, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay.
Nhiều dự án đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) có vốn cao, chất lượng không bảo đảm
Một nguồn tin tham gia vào quá trình đàm phán mua cổ phần DongABank của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO cho biết hai bên đã ngưng đàm phán. Phía KIDO đã quyết định không mua 1.000 tỉ đồng cổ phần như DongABank thông tin trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của ngân hàng này vừa qua.
Phần lớn các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ nợ xấu thấp, thậm chí rất thấp và đó như là thành tích trong bối cảnh hiện nay...
Tại buổi Tọa đàm với các DN Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tính riêng về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hiện có hơn 18.500 dự án đang hoạt động đến từ 103 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư lên tới 260 tỷ USD.
Nhiều dự án hạ tầng giao thông thuộc các lĩnh vực đường bộ, đường sắt và hàng không dự kiến sẽ được nhượng quyền khai thác cho nhà đầu tư nước ngoài khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa những dự án này vào danh mục mời gọi đầu tư nước ngoài từ nay đến năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố số liệu thống kê về một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 6/2015. Theo đó, đến cuối tháng 6/2015, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 6,6 triệu tỷ đồng.
CIMB - ngân hàng lớn thứ hai Malaysia vừa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới nước này.
ngân hàng nước ngoài tại Việt Namngân hàng 100% vốn nước ngoài
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự