Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp, trong khi tín dụng liên tục tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay, đang dẫn đến những thay đổi đáng chú ý trong cân đối vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với các chỉ báo về thanh khoản.
Vắng mặt LDR
Theo dõi hệ thống dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước công bố trong bốn năm qua, người quan tâm có thể đặt câu hỏi: vì sao thời gian thời gian gần đây tiểu mục tỷ lệ cho vay so với vốn huy động (LDR) bị vắng mặt?
Đây là một chỉ báo quan trọng để tham khảo về cân đối vốn và tình hình thanh khoản hệ thống. Về lý thuyết, tỷ lệ này càng cao, rủi ro thanh khoản tiềm tàng càng lớn. Với ý nghĩa đó, giảm LDR là một chỉ tiêu quan trọng nằm trong đề án tái cơ cấu hệ thống mà Thủ tướng Chính phủ đã thông qua.
Từ tháng 6/2015, dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước đã không còn thể hiện tình hình tỷ lệ LDR của hệ thống, cũng như theo các khối tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ công bố gần nhất cho thấy, đến 31/5/2015, LDR tính trên thị trường 1 của khối ngân hàng thương mại nhà nước đã lên mức cao với 94,3%, trong khi cùng kỳ 2014 dễ chịu hơn với 90,74%.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp còn tăng trưởng tín dụng cao đã và vẫn đang thể hiện. Theo đề án tái cơ cấu hệ thống, một yêu cầu đặt ra là đến năm 2015 khối ngân hàng thương mại nhà nước phải giảm được tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90%. Thời gian còn lại ngắn ngủi, nhiều khả năng chỉ tiêu này sẽ không đạt được.
Ở diễn biến khác, một xu hướng đang thể hiện rõ từ đầu năm đến nay, cụ thể là từ tháng 2/2015, các ngân hàng thương mại dường như đang mạo hiểm hơn với vấn đề thanh khoản, khi đẩy mạnh sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Cụ thể, cập nhật gần nhất cho thấy, tính đến 31/7/2015, khối ngân hàng thương mại nhà nước đã nâng cao tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, lên tới 31,95%, trong khi cùng kỳ 2014 chỉ ở mức 24,26%.
Trước đó, xu hướng này cũng đã thể hiện ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, đến tháng 7/2015 đã lên 33,08%, cùng kỳ 2014 chỉ 20,78%.
Diễn biến trên cho thấy các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh “bóc ngắn cắn dài”. Trước đây, Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đến 30% là đánh động tới vấn đề thanh khoản.
Tuy nhiên, với Thông tư 36 có hiệu lực từ tháng 2/2015, giới hạn về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bất ngờ được nới mạnh từ 30% lên tới 60%. Điều này gián tiếp cho thấy khẩu vị rủi ro của nhà điều hành đã thay đổi; các ngân hàng thương mại cũng lập tức đẩy mạnh sử dụng vốn theo giới hạn mới như diễn biến ở trên.
Trên 90% ngắn hạn
Trong hoạt động ngân hàng, khai thác tốt nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn là thử thách lớn. Một mặt nó là yêu cầu tạo hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, nhưng áp lực quản trị rủi ro thanh khoản cũng lớn hơn.
Việc đẩy mạnh sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng là áp lực khai thác vốn gắn với cơ cấu vốn đặc thù của các ngân hàng hiện nay.
Hiện không có thống kê cụ thể được công bố về thay đổi của cơ cấu kỳ hạn trong nguồn vốn huy động của các ngân hàng, nhưng tập hợp từ báo cáo tài chính nửa đầu năm nay của các thành viên cho thấy, phần lớn tiền gửi của khách hàng là ngắn hạn.
Tính đến 30/6/2015, nguồn tiền gửi ngắn hạn đều chiếm trên 90% cơ cấu tiền gửi của hầu hết các nhà băng, phổ biến từ 90-95%, thậm chí có những thành viên lên tới 97-98%. Những tỷ lệ này không nhiều thay đổi so với cùng kỳ 2014.
Đáng chú ý, cơ cấu trên đã được định hình và đã có cải thiện nhất định trong những năm gần đây, khi đường cong lãi suất huy động đã thay đổi theo hướng tạo lãi hấp dẫn hơn cho các kỳ hạn dài.
Dù đã nâng cao so với đầu năm, nhưng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vẫn nằm sâu dưới giới hạn 60% mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Nhưng nếu xu hướng đẩy lên tiếp tục thể hiện, cùng sự mất cân đối kéo dài giữa tốc độ huy động và cho vay, tỷ lệ LDR của khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng cao, rủi ro thanh khoản là điểm đáng để dự phòng.
Cùng đó, với cơ cấu phần lớn là tiền gửi ngắn hạn, độ lỏng của vốn huy động còn có ở sự năng động hơn của dòng tiền trong dân cư. Điển hình như với con sóng lớn của tỷ giá xuất hiện trong tháng 8 vừa qua, hẳn các nhà băng đã có thêm một trải nghiệm đáng nhớ và không mong muốn với sự năng động đó.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Vốn dĩ làm ngành trong ngành tài chính ngân hàng - nghề vẫn được gọi vui là "nghề buôn tiền", từ vị trí thấp nhất cho đến vị trí cao nhất đều được đánh giá là vô cùng áp lực và rủi ro.
“Chúng tôi rất mong các đại biểu Quốc hội thông cảm, chia sẻ. Bộ Giao thông Vận tải không phải lúc nào cũng chỉ thích thu phí”, Bộ trưởng Đinh La Thăng gói lại phần phát biểu trước Quốc hội, chiều 3/11.
“Nợ là phải trả”, " Phải kiểm tra kiểm toán thua lỗ thế nào, vì sao không đóng thuế được..." là các ý kiến được nêu trong câu chuyện có nên xóa nợ thuế của doanh nghiệp nhà nước.
Cách Agribank công khai ưu tiên tuyển con cán bộ mà không cần tuyển dụng người tài giỏi sẽ có tác động đến khả năng cạnh tranh của chính ngân hàng này và việc quan hệ gia đình có tạo sự bao che, cấu kết sai phạm?
Ngày 22/10, NHNN chính thức ban hành Thông tư 18/2015/TT-NHNN (Thông tư 18) với những quy định mới về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
Các nhà băng Việt cần cân nhắc đầu tư phát triển những sản phẩm, dịch vụ khác thay vì chỉ dừng lại ở Internet và Mobile Banking để tạo nên một ngân hàng số đúng nghĩa, các chuyên gia của EY cho biết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự