Bình quân một dự án FDI của Ấn Độ tại Việt Nam có số vốn đăng ký gần 4 triệu USD, thấp hơn mức trung bình của một dự án FDI tại Việt Nam hiện nay là khoảng hơn 14 triệu USD.

Điểm đáng chú ý là trong khi tài sản ngắn hạn giảm gần 1.300 tỷ đồng so với đầu năm còn hơn 11.900 tỷ đồng thì nợ ngắn hạn lại tăng hơn 2.300 tỷ đồng lên gần 15.600 tỷ đồng vào cuối quý II, đưa tổng nợ của tập đoàn này lên con số 33.023 tỷ đồng.
Sau hơn một lần lỡ hẹn với cổ đông và nhà đầu tư, đến nay, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã HAG) cũng đã chính thức công bố báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2016.
Bảng cân đối kế toán cho thấy, tổng tài sản HAGL trong nửa đầu năm nay đã tăng đáng kể gần 1.950 tỷ đồng, lên hơn 51.000 tỷ đồng, tuy nhiên con số tăng đến từ việc gia tăng tài sản dài hạn. Theo đó, đến cuối tháng 6, HAGL có 39.244 tỷ đồng tài sản dài hạn, tăng hơn 3.200 tỷ đồng so đầu năm, còn tài sản ngắn hạn lại giảm gần 1.300 tỷ đồng còn 11.931 tỷ đồng.
Điểm tích cực ở đây là lượng tiền mặt đã tăng hơn 450 tỷ đồng đạt trên 1.400 tỷ đồng vào cuối quý II.
Tổng nợ phải trả của HAGL vẫn tăng dần theo thời gian. Đến cuối quý II đã là 33.023 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, riêng nợ ngắn hạn lại tăng hơn 2.300 tỷ đồng so với đầu năm, lên 15.582 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là nợ ngắn hạn của HAGL đã vượt quá tài sản ngắn hạn và khoảng cách ngày càng nới rộng. Trong đó, riêng các khoản vay ngắn hạn của HAGL ở mức 10.212 tỷ đồng (tăng hơn 1.900 tỷ đồng).
Về kết quả kinh doanh, ngoài các con số đã được đề cập tại nghị quyết hội đồng quản trị mới công bố, BCTC cho thấy, với kết quả lỗ ròng 1.244 tỷ đồng trong quý II đã khiến kết quả lỗ ròng hợp nhất 6 tháng lên tới 1.153 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lãi 913 tỷ đồng).
Chi phí tài chính trong kỳ tăng mạnh. Riêng quý II, chi phí tài chính gần gấp đôi lên 510,3 tỷ đồng đưa tổng chi phí tài chính 6 tháng lên mức 814,5 tỷ đồng, tăng 64,2% so cùng kỳ 2015. Trong đó, 6 tháng đầu năm, chi phí lãi vay của HAGL là 782,5 tỷ đồng, tăng hơn 70% so cùng kỳ.
Thuyết minh BCTC cho thấy, đến cuối tháng 6, HAGL có 1.034,5 tỷ đồng nợ vay dài hạn ngân hàng đến hạn trả và trên 2.900 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng.
BIDV là một trong những chủ nợ lớn của HAGL với khoản cho vay ngắn hạn lên tới 1.918,6 tỷ đồng và khoản vay dài hạn 2.837,7 tỷ đồng. Ngân hàng Eximbank cũng đang cho HAGL vay dài hạn 3.128,3 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý là doanh thu 6 tháng vừa rồi của HAGL vẫn tăng 622 tỷ đồng so với năm ngoái song chỉ tiêu “lỗ khác” lại lên tới 942 tỷ đồng (tăng 779 tỷ đồng) nên đã dẫn đến việc tập đoàn phải ghi nhận lỗ lớn trong nửa năm vừa qua. Trong nghị quyết của hội đồng quản trị trước đó, lãnh đạo HAGL giải thích rằng, lỗ này do thanh lý dự án bất động sản tại TPHCM 413 tỷ đồng; đánh giá lại các tài sản không hiệu quả 530 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các khoản lỗ do lãi vay.
Sau tái cơ cấu, HAGL hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi và kinh doanh bò thịt, bò sữa; trồng và kinh doanh cao su, mía, cọ dầu và các loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, công ty vẫn phát triển căn hộ, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng để bán vào cho thuê; xây dựng; xây dựng và kinh doanh thủy điện; kinh doanh khách sạn và khu nghỉ dưỡng; các hoạt động thể thao và giải trí.
Đến 30/6, HAGL có 8 công ty con trực tiếp, 31 công ty con gián tiếp, 2 công ty liên kết.
Đón nhận kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khá tiêu cực trong nửa đầu năm, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG của HAGL đã giảm còn 6.200 đồng trong phiên 24/8, sụt giảm hơn 87% so với mức giá thời điểm mới niêm yết hồi 2008.
Bình quân một dự án FDI của Ấn Độ tại Việt Nam có số vốn đăng ký gần 4 triệu USD, thấp hơn mức trung bình của một dự án FDI tại Việt Nam hiện nay là khoảng hơn 14 triệu USD.
Đối với những người quen với gửi tiết kiệm lĩnh lãi, theo TS Trần Hoàng Ngân, vẫn tiếp tục duy trì chứ không nên đầu tư vào vàng, USD đều rất rủi ro.
Mức độ an toàn của nợ công Việt Nam hiện nay được đánh giá là “rủi ro vỡ nợ thấp”, nhưng khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách hạn chế và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức độ an toàn nợ công không bền vững.
Sau hàng loạt thay đổi, cuối cùng bộ máy lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á cũng đã tìm được những gương mặt mới để tiếp tục vực dậy ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Vốn đăng ký đạt 13,34 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ nhưng vốn thực hiện mới chỉ tăng 7,6% so với cùng kỳ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
Cuối ngày 26/8, giá bán USD của các ngân hàng vẫn neo kịch trần là 22.547 đồng nhưng giá mua vào đã hạ. Lãnh đạo Vietcombank, VietinBank và Techcombank khẳng định giao dịch trên thị trường và cả liên ngân hàng đang trở về mức bình thường.
Mất khoảng 1 tiếng thăm dò thị trường, sáng 27.8, các ngân hàng thương mại (NH) đã mạnh tay đồng loạt giảm giá mua USD 40 - 50 đồng/USD so với mức giá mở cửa.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank – vừa được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” (Best Domestic FX Bank in Vietnam) bởi Tạp chí Tài chính – Ngân hàng Asian Banking & Finance (ABF). Năm nay, Maritime Bank là ngân hàng Việt Nam duy nhất nhận được giải thưởng uy tín này.
Tuần qua chứng kiến lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm đạt mức lớn nhất, lớn hơn cả lãi suất kỳ hạn hai tuần, cho thấy nhu cầu về thanh khoản của các ngân hàng vay ngắn hạn lẫn nhau là rất lớn. NHNN đã bơm ròng hơn 50.000 tỷ đồng trên OMO và tín phiếu trong 2 tuần qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự