Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán, sáp nhập…còn Chính phủ đang điều chỉnh thể chế cho phù hợp để vốn chảy về "vũng trũng".

Lãi suất có quy luật riêng của nó, nên không thể dùng các biện pháp hành chính để nâng hay hạ lãi suất một cách trái quy luật...
Hồi cuối tháng 12/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố quyết định hạ lãi suất tiền gửi đồng USD xuống 0%/năm đối với các cá nhân, sau khi áp dụng biện pháp tương tự với các doanh nghiệp gần 3 tháng trước đó.
Động thái này của Nhà điều hành được cho là nhằm giảm áp lực lên tỷ giá trong bối cảnh tỷ giá USD/VND liên tục có những đợt biến động mạnh khi Fed quyết định tăng lãi suất.
Tuy nhiên, khoảng hơn 1 năm trở lại đây, đã bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như lãnh đạo các ngân hàng thương mại, cho rằng tình hình vĩ mô đã ổn định trở lại, chính sách lãi suất 0% đã hoàn thành sứ mệnh và không còn phù hợp với tình hình mới. Theo đó, cần nâng lãi suất USD để huy động nguồn lực trong dân, thay vì phải đi vay nước ngoài với lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong nước ngày càng cao.
Theo số liệu mới công bố của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng ngoại tệ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng gần đây, ước tính 6 tháng đầu năm 2017 tăng tới 7,3% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 giảm 3,5%), chiếm 8,3% tổng tín dụng.
Tại buổi làm việc giữ tổ công tác của Thủ tướng với NHNN mới đây, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh, Thủ tướng đã nhắc đi nhắc lại ba lần việc NHNN cần nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực trong dân.
“Làm sao huy động được nguồn lực USD đang nằm trong dân; thay vì gửi với lãi suất 0% thì làm sao huy động nguồn lực này, hòa vào các nguồn lực khác cho đầu tư. NHNN có chủ trương quyết liệt là chống đô la hóa, nhưng trong điều kiện có thể kiểm soát thì làm sao huy động được nguồn lực này. Chúng ta vẫn phải mua trái phiếu quốc tế với lãi suất trên 4%, vậy huy động trong dân thế nào”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trả lời Bộ trưởng, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, đây là những vấn đề rất quan trọng và trong thời gian tới, NHNN sẽ chỉ đạo quyết liệt để triển khai.
Có lo bị “đô la hoá”?
Việc Chính phủ tỏ ra khá quyết liệt trong việc huy động nguồn lực trong dân cũng làm dấy lên khá nhiều ý kiến trái ngược nhau trong giới chuyên gia, ngân hàng. Trong khi một số chuyên gia ủng hộ quyết định này thì một số khác lại lo việc tăng lãi suất huy động USD vào thời điểm này có thể gây hỗn loạn thị trường, khó khăn cho công tác điều hành tiền tệ.
Trao đổi với phóng viên BizLIVE, TS.Võ Trí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, để chống đô la hoá thì có rất nhiều giải pháp nhưng có một giải pháp đã được thực hiện trong rất nhiều năm qua là làm cho người dân thấy nắm đồng VND có lợi hơn giữ USD.
Tuy nhiên, một điều khá rõ ràng, là trong nền kinh tế hiện nay, người dân vẫn đang cầm một lượng USD khá lớn, mặc dù tỷ lệ tiền gửi USD/tổng tiền gửi đã giảm đáng kể.
Theo TS.Thành, trong một chừng mực nhất định, chúng ta nên có giải pháp để làm sao có thể tận dụng khố lượng USD này một cách hiệu quả nhất trong khi vẫn phải gắn với đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Vậy làm sao để người dân chuyển từ tài sản tài chính (vàng, USD) sang vốn đầu tư sản xuất kinh doanh?
Theo chuyên gia, có nhiều cách, trong đó, Nhà nước có thể trực tiếp huy động và sử dụng vốn đó. “Tuy nhiên, ngoài việc phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống ngân hàng thì cũng phải đảm bảo các khoản đầu tư của Nhà nước phải có hiệu quả”, TS.Thành nói.
Cách thứ hai, là làm sao để người dân, thay vì tìm “hầm trú ẩn” là vàng, USD thì tự mình chuyển hoá sang đầu tư kinh doanh. Để được như vậy thì phải cho người dân thấy được môi trường kinh doanh đang tốt lên, tương lai cũng có cơ hội phát triển tốt.
Tuy vậy, theo TS.Thành, thì trong trường hợp nào cũng cần phải đảm bảo 3 quy tắc là ổn định kinh tế vĩ mô, cầm VND vẫn phải có lợi hơn USD và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.
Tăng lãi suất bao nhiêu là hợp lý?
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, hiện tỷ lệ đô la hoá của Việt Nam đã xuống rất thấp, dưới mức 10%, do đó việc huy động nguồn lực này phục vụ cho nhu cầu trong nước là một điều hợp lý.
Theo chuyên gia, nếu muốn huy động mạnh mẽ nguồn ngoại tệ trong dân thì điều quan trọng là phải có cơ chế lãi suất cho tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ một cách bình thường, tức là nên phục hồi lại cơ chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Còn nếu các cơ quan quản lý muốn ưu tiên cho tiền gửi bằng nội tệ thì chỉ cần có khoảng cách chênh lệch hợp lý.
Theo chuyên gia, NHNN cần nâng lãi suất huy động USD lên mức khoảng 2,2%-2,5%/năm. Lý giải mức đề xuất tăng khá mạnh, TS.Nghĩa cho rằng, đồng USD là đồng tiền của Mỹ, vì vậy, khi áp dụng lãi suất với đồng tiền này chúng ta nên tham khảo lãi suất tiền gửi cũng như tỷ lệ lạm phát của họ.
“Một số chuyên gia cho rằng, nên nâng lãi suất lên 0,5%-1%, tôi cho rằng mức này vẫn còn quá thấp. Hiện nay tỷ lệ lạm phát của Mỹ khoảng 2,2%-2,5%, theo đó, tôi cho rằng nâng lãi suất huy động USD lên mức này là hợp lý”, ông Nghĩa nói.
Cũng theo chuyên gia, lãi suất có quy luật riêng của nó, nên không thể dùng các biện pháp hành chính để nâng hay hạ một cách trái quy luật.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán, sáp nhập…còn Chính phủ đang điều chỉnh thể chế cho phù hợp để vốn chảy về "vũng trũng".
Về giá trị tuyệt đối, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng. Tuy vậy, nhờ đẩy mạnh tín dụng trong 6 tháng đầu năm nên chỉ có 5/12 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng so với đầu năm...
Việc lạm dụng, trục lợi diễn ra cả từ phía người lao động, người thụ hưởng và người sử dụng lao động, với chiều hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Các ngân hàng cần thay đổi triệt để về tư duy, không nên nhìn nhận DN không đủ điều kiện tiếp cận vốn là rủi ro, mà nên lọc ra để tìm những khách hàng tiềm năng.
Kết quả kinh doanh 6 tháng qua của các ngân hàng cho thấy, dù bức tranh lợi nhuận của ngành đã khởi sắc nhưng vẫn có những áp lực đối với lợi nhuận 6 tháng cuối năm.
Gần đây, làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư ngoại khỏi ngân hàng Việt làm dấy lên những lo lắng về tương lai của các ngân hàng trong nước khi không còn được hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư ngoại.
Các ngân hàng ASEAN đang trong "giai đoạn chuyển tiếp" và phải cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho một thế hệ mới với sức tiêu thụ cao hơn
Câu hỏi lớn được đặt ra là những tổ chức tín dụng nước ngoài như CBA có gì để tạo ra giá trị cộng hưởng trong thương vụ với VIB?
Theo các chuyên gia, việc NHNN quyết định giữ nguyên lãi suất tiền gửi nhưng giảm lãi suất cho vay cũng có mặt tiêu cực là có thể sẽ khiến cho hệ số NIM co lại, lợi nhuận của các TCTD vì thế mà giảm đi.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự