Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC

Ngân hàng không rõ ràng trong việc đòi nợ. Thời gian quy định phải trả là 36 tháng, để 20 năm không đòi, dân tưởng Nhà nước đã xóa nợ, ai ngờ…
Năm 1995, 741 hộ dân ở các phường Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cho vay với số tiền là 3,157 tỷ đồng, tiền lãi là 7,634 tỷ đồng. Đây là số tiền được chính phủ chỉ đạo cho dân vay để chuyển đổi từ làm pháo sang làm nghề khác, khi lệnh cấm pháo được thực thi vào dịp tết 1995. Ngày 8/12/2015, các hộ này được mời lên UBND phường để nghe thông báo trả nợ.
Bà Lê Thị Vân (80 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp Bắc), cho biết: “Lúc đó chồng tôi đứng vay, ổng chết rồi, chừ nghe đòi nợ, tôi chưng hửng. Bỏ nghề pháo, không chuyển nghề được, nhà cửa không có, Nhà nước mới làm cho cái nhà tình nghĩa, chừ kêu trả nợ bốn triệu đồng, tôi lấy chi trả đây?”.
Bà con cho rằng, có nợ thì phải trả, nhưng ngân hàng đã không rõ ràng trong việc đòi nợ. Thời gian quy định phải trả là 36 tháng, nhưng để 20 năm không đòi, dân tưởng Nhà nước đã xóa nợ, ai ngờ… Đã vậy, phần lớn bà con thiếu nợ đều trong diện hộ nghèo, quá tuổi lao động, già yếu; thời điểm đòi nợ lại rơi vào cuối năm, nên càng khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Bưởi, Giám đốc NHCT Đà Nẵng cho biết: Việc đòi nợ là nhằm tạo sự công bằng, bởi đã có hơn 230 hộ vay trả gốc lẫn lãi. Những hộ còn lại, nếu trả trong tháng 12/2015, thuộc diện gia đình chính sách, neo đơn, khó khăn, sẽ được miễn toàn bộ lãi; sau tháng 12, nếu trả thì phải trả lãi lẫn gốc; ai không trả, ngân hàng sẽ kiện ra tòa án.
Trả lời câu hỏi vì sao để đến 20 năm mới đòi nợ, ông Bưởi cho rằng, lúc đó cho vay theo chỉ đạo của chính phủ, nhưng chính phủ không nói rõ chuyển nguồn nào để cho vay, nên ngân hàng tạm thời lấy tiền từ nguồn huy động của dân để vay; vì số tiền không cao, lại đặc thù là vay chuyển ngành nghề, nên ngân hàng không quyết liệt, lực lượng đi đòi nợ mỏng; ngân hàng cũng đã ba lần làm văn bản xin xóa nợ cho dân nhưng không được chính phủ chấp thuận.
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Theo đó, để được kinh doanh hoạt động mua bán nợ, DN phải đáp ứng 6 điều kiện.
Giá vàng thế giới quay đầu giảm nhanh trong phiên giao dịch châu Á sáng nay (5/7). Trong khi sáng nay giá vàng trong nước vẫn có xu hướng tăng sau khi đã tăng tới hơn 1 triệu đồng/lượng hôm qua. Rủi ro giữ vàng thời điểm này vì thế ngày càng lớn.
Đến 31/12/2015, tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đã lên tới trên 459.000 tỷ đồng (xấp xỉ 21 tỷ USD) bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu SBIC, chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.
Đầu phiên giao dịch sáng nay 5/7, giá vàng SJC tại Hà Nội đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng vọt qua mốc 37 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước “quay đầu” cao hơn giá vàng thế giới gần 900.000 đồng/lượng.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH) có tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội. Thời gian qua, dù vẫn còn nhiều hạn chế song hai lĩnh vực Thuế và BHXH đã có những bước tiến đáng kể trong cải cách, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định sự phát triển bền vững của quốc gia.
Đánh giá dư địa chính sách tiền tệ còn ít, tài khoá gần như hết trong khi nguồn dự trữ ngoại tệ hạn hẹp, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng lãi suất thời gian tới có thể tăng nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế.
Mỗi lượng vàng miếng trong nước sáng nay được các doanh nghiệp mạnh tay điều chỉnh tăng trên dưới 400.000 đồng, trong bối cảnh thị trường thế giới đi lên.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự