Nhà nước đã hoàn thiện các chính sách khuyến khích DN đầu tư ra nước ngoài, và bản thân DN trong nước cũng bắt đầu đủ mạnh để vươn xa hơn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tỷ giá được dự báo tăng từ 2-3% nhằm tạo sức cạnh tranh cho xuất khẩu và tương quan với mức tăng lãi suất của VND tránh tình trạng đô la hóa.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) trong một báo cáo mới công bố gần đây đưa ra nhận định về thị trường tài chính 6 tháng cuối năm.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ở mức 82,28 tỷ USD, tăng 5,9%. Theo VietinBank, mức tăng trưởng này khá thấp so với mức tăng 9,2% của cùng kỳ năm ngoái và so với mục tiêu 10% của cả năm. Điều này được lý giải bởi tình hình kinh tế thế giới trong năm gặp nhiều khó khăn, nhu cầu hàng hóa thấp khiến kim ngạch xuất khẩu giảm cả về giá và số lượng hàng hóa. Nhiều nước có mức tăng kim ngạch xuất khẩu âm như Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc.
Theo báo cáo Bộ Công Thương, tình trạng xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ khó khăn hơn nữa và nhiều khả năng không đạt được mục tiêu 10%.
Trong cuộc họp Chính phủ diễn ra vào tháng 7, Bộ cũng đưa ra triển vọng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chỉ đạt 8% trong cả năm. Như vậy trong 6 tháng cuối năm tăng trưởng xuất khẩu sẽ thấp hơn mức tăng trưởng đầu năm khoảng 20-30%.
VietinBank cho rằng, kim ngạch xuất khẩu được dự báo gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn cuối năm khiến nguồn cung USD ở mức thấp và đưa cán cân thương mại 6 tháng cuối năm thâm hụt. Tình trạng này sẽ khiến nguồn USD trở nên khan hiếm và đẩy tỷ giá tăng.
Trên thị trường thế giới, trước ảnh hưởng của Brexit đến tăng trưởng toàn cầu, Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục trì hoãn quyết định tăng lãi suất trong nửa cuối năm và do đó chính sách tiền tệ của Fed trong nửa cuối năm không gây sức ép lớn lên tỷ giá trong nước, nhưng xu hướng đồng USD vẫn được dự báo tăng dần, báo cáo nhận định.
Một trong những chính sách cần quan tâm đặt biệt là động thái từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), đồng nhân dân tệ từ đầu năm đến nay đã giảm 3,8% và từ sau Brexit, đồng tiền này đã mất giá 1,52%. Chính sách này sẽ tạo áp lực nặng nề lên tỷ giá USD/VND đặt trong mối quan hệ thương mại sâu rộng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Như vậy xét các yếu tố trong và ngoài nước, tỷ giá USD/VND trong 6 tháng cuối năm được dự báo tăng từ 2-3% nhằm tạo sức cạnh tranh cho xuất khẩu và tương quan với mức tăng lãi suất của VND tránh tình trạng đô la hóa, VietinBank nhận định.
Nhật Duy
(Theo Nhịp cầu đầu tư)
Nhà nước đã hoàn thiện các chính sách khuyến khích DN đầu tư ra nước ngoài, và bản thân DN trong nước cũng bắt đầu đủ mạnh để vươn xa hơn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trước đây tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán là 20%, sau quá trình triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp thì vài năm trở lại đây, tỷ trọng này ở mức 11-12%.
Tỷ giá hiện nay bớt nhạy cảm hơn so với vàng bởi NHNN điều hành theo cơ chế tỷ giá trung tâm và “neo” với rổ 8 loại tiền tệ khác nhau, nên khi giá vàng thế giới có biến động, tỷ giá đô-đồng cũng bớt nhạy cảm hơn.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành và các chuyên gia của VEPR cho rằng nếu thực hiện đề xuất huy động vàng, cơ quan quản lý sẽ đi ngược lại các nguyên tắc kinh tế cũng như chủ trương chống vàng hoá, đôla hoá hiện nay.
Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến 31/5/2016 tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD đạt 7.631.228 tỷ đồng, tăng 104.385 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 4. Còn so với cuối năm 2015, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 311.915 tỷ đồng (tương đương tăng 4,26%).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Với hình thức huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi, các công ty tài chính đã thực sự chủ động hơn trong việc huy động vốn của mình
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự