Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2016 ghi nhận sự hiện diện của 3 ngân hàng có vốn nhà nước chiếm trên 50% bao gồm: VietinBank, Vietcombank và BIDV.

Đến 31/12/2015, tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đã lên tới trên 459.000 tỷ đồng (xấp xỉ 21 tỷ USD) bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu SBIC, chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.
Hầu hết là vay nước ngoài
Năm 2015, có 4 dự án nguồn điện đã được cấp bảo lãnh Chính phủ với tổng trị giá gần 2,1 tỷ USD. Trong đó việc cấp bảo lãnh cho 2 dự án nhiệt điện lớn do EVN là chủ đầu tư đã tiếp tục nâng tổng số vốn cam kết bảo lãnh Chính phủ của EVN lên thêm gần 2 tỷ USD và nâng tỷ trọng từ 56,1% tổng số nợ vay của lĩnh vực điện (tính đến hết năm 2014) lên 61% (tính đến hết năm 2015).
Một vấn đề cần lưu ý là EVN và các tập đoàn, tổng công ty điện lực sẽ tiếp tục phải xử lý vấn đề lỗ do chênh lệch tỷ giá hàng năm do nguồn thu từ bán điện bằng nội tệ trong khi có nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ.
Bộ Tài chính cho rằng, trong trường hợp EVN và PVN tiếp tục có các dự án đầu tư cần triển khai với khối lượng huy động vốn lớn trong nước năm tới cần có Chính phủ bảo lãnh thì Quốc hội cần xem xét phê duyệt tổng thể việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho lĩnh vực này để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Các nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong tương lai
Bên cạnh các dự án thuộc Sơ đồ điện VII, trong năm 2015, việc cấp bảo lãnh Chính phủ tập trung vào các chương trình đầu tư đang thực hiện như chương trình phát triển đội bay của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và dự án đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội.
Báo cáo của Bộ Tài chính lên Thủ tướng Chính phủ mới đây cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, cơ quan này đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình, dự án, với tổng số vốn cam kết tương đương 15,6 tỷ USD.
"Các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hầu hết là vay nước ngoài (14 tỷ USD trên tổng số 15,6 tỷ USD), với thời hạn trả nợ trung bình 12 năm", báo cáo cho hay.
Đáng chú ý, tổng số tiền Chính phủ cam kết cấp bảo lãnh trong giai đoạn này đã gấp gần 3 lần giai đoạn 2007-2010 với tổng giá trị tương đương 5,75 tỷ USD). Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn đầu tư tăng nhanh trong 5 năm qua, trong đó, năm 2013 là đỉnh của huy động vốn thông qua bảo lãnh Chính phủ (4,35 tỷ USD).
"Các nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong tương lai", Bộ Tài chính cảnh báo.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến 31/12/2015, tổng số cam kết bảo lãnh Chính phủ là xấp xỉ 26 tỷ USD, trong đó, bảo lãnh nước ngoài chiếm xấp xỉ 84%. Dư nợ gốc là 13 tỷ USD, trong đó dư nợ gốc nước ngoài chiếm gần 87%.
Việc yêu cầu doanh nghiệp (DN) được cấp bảo lãnh phải ký kết hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm với Bộ Tài chính đã bắt đầu được thực hiện. Theo Bộ Tài chính, đây là cơ sở cho việc đảm bảo quyền của cơ quan cấp bảo lãnh đối với tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.
Chưa có cơ chế rõ ràng để xử các DN cố tình chậm trả nợ
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong năm 2015, công tác cấp và quản lý bảo lãnh vẫn còn một số vấn đề cần tập trung giải quyết. Cụ thể, về chính sách, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chính sách, đặc biệt là tính khả thi của chế tài xử lý vi phạm đối với DN chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ, trách nhiệm của người được bảo lãnh theo quy định, nhất là trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, đúng yêu cầu.
Việc tái cơ cấu tài chính khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của một số DN như Xi măng Hạ Long, Xi măng Thái Nguyên, Xi măng Sông Thao, Nhà máy Giấy Phương Nam chưa được các cơ quan có liên quan thực hiện rốt ráo, dẫn đến việc chậm trả nợ cho bên cho vay. Theo Bộ Tài chính, Quỹ Tích lũy phải hỗ trợ cho vay trả nợ trong khi nguồn bố trí của Quỹ ngày càng hạn chế.
Tổng nợ Quỹ Tích lũy đã ứng trong năm 2015 tương đương 24,2 triệu USD cho 3 DN. Mặc dù con số này đã giảm so với năm 2014 (khoảng 64 triệu USD cho 6 DN) nhưng tình trạng khó khăn tài chính của các DN này chưa được giải quyết dứt điểm.
Bộ Tài chính bày tỏ quan ngại, cơ quan bảo lãnh (Chính phủ) là người chịu trách nhiệm trả nợ cuối cùng khi dự án gặp khó khăn, không trả được nợ nhưng lại chưa được các DN, các đại diện chủ sở hữu chú trọng tham vấn trong quá trình tái cơ cấu DN. Cơ quan bảo lãnh cũng chưa có cơ chế rõ ràng để áp dụng các biện pháp hành chính xử lý hiệu quả đối với các DN cố tình chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh.
Trong khi đó, đến 31/12/2015, tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đã lên tới trên 459.000 tỷ đồng, bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu SBIC, chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.
Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh chính sách quản lý bảo lãnh Chính phủ trong thời gian qua và trong các năm tới nhằm mục tiêu nâng dần tính chặt chẽ trong cấp bảo lãnh Chính phủ, giảm thiểu rủi ro cho Chính phủ cũng như tăng cường hiệu quả quản lý đối với đối tượng này sẽ có tác động không nhỏ đến nợ công.
Dự kiến, trong giai đoạn 2016-2020, mức cấp bảo lãnh Chính phủ sẽ giảm còn khoảng 50% so với hiện nay, được thực hiện theo phương án điều chỉnh giảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh trong nước của hai ngân hàng chính sách xuống từ 4%-6%/năm so với mức 10%/năm hiện nay, giảm hạn mức bảo lãnh vay trong nước và nước ngoài.
Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2016 ghi nhận sự hiện diện của 3 ngân hàng có vốn nhà nước chiếm trên 50% bao gồm: VietinBank, Vietcombank và BIDV.
Sau một tiếng giao dịch, mỗi lượng vàng miếng SJC đã tăng 1,1 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua, cao nhất kể từ tháng 9/2013.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Theo đó, để được kinh doanh hoạt động mua bán nợ, DN phải đáp ứng 6 điều kiện.
Giá vàng thế giới quay đầu giảm nhanh trong phiên giao dịch châu Á sáng nay (5/7). Trong khi sáng nay giá vàng trong nước vẫn có xu hướng tăng sau khi đã tăng tới hơn 1 triệu đồng/lượng hôm qua. Rủi ro giữ vàng thời điểm này vì thế ngày càng lớn.
Đầu phiên giao dịch sáng nay 5/7, giá vàng SJC tại Hà Nội đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng vọt qua mốc 37 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước “quay đầu” cao hơn giá vàng thế giới gần 900.000 đồng/lượng.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH) có tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội. Thời gian qua, dù vẫn còn nhiều hạn chế song hai lĩnh vực Thuế và BHXH đã có những bước tiến đáng kể trong cải cách, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định sự phát triển bền vững của quốc gia.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự