CIMB - ngân hàng lớn thứ hai Malaysia vừa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới nước này.

M&A đang mang đến làn gió mới cho thị trường bảo hiểm thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tháng 10/2015, ACE - một trong những tập đoàn bảo hiểm tài sản và thương vong đa ngành hàng đầu và Tập đoàn bảo hiểm Chubb - một “thương hiệu Mỹ” nổi tiếng với lịch sử hoạt động trên 130 năm, đã đi đến thỏa thuận sáp nhập thành một tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 4 toàn cầu (tính theo giá trị thị trường) mang tên Chubb.
Thành công của thương vụ M&A này không chỉ về giá trị của thương vụ, mà yếu tố quan trọng hơn cả là ACE và Chubb đều đạt được kỳ vọng của mình, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài hòa về lợi ích đôi bên.
Ở phạm vi toàn cầu, thương vụ sáp nhập của ACE và Chubb là điều kiện thuận lợi để Chubb đầu tư vào con người, kỹ thuật, sản phẩm và mở rộng các kênh phân phối cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh.
Giới quan sát nhìn nhận, kinh nghiệm và sức sáng tạo được cộng hưởng từ hai tập đoàn sẽ là đòn bẩy để tập đoàn mới tạo nên những bước phát triển đáng mong đợi trong lĩnh vực bảo hiểm, nhất là bảo hiểm thương mại. Tháng 4/2016, ACE Life đã chính thức đổi tên thành Chubb Life tại thị trường Việt Nam, với bộ nhận diện thương hiệu mới, khép lại giai đoạn cuối cùng của thương vụ M&A.
2 tháng sau thương vụ của Chubb Life, Tập đoàn FWD (FWD), doanh nghiệp bảo hiểm thuộc Tập đoàn Pacific Century có trụ sở tại châu Á chính thức thông báo đã được các cơ quan chức năng cấp phép để tiến hành các thủ tục mua lại Great Eastern Việt Nam, trực thuộc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern.
Sự kiện này đánh dấu lần thứ hai FWD tham gia vào thị trường mới trong năm 2016, sau khi FWD mua lại phần lớn cổ phần của Shenton Insurance - tập đoàn cung cấp các dịch vụ bảo hiểm y tế tại Singapore, vào tháng 4. Theo kế hoạch, thương vụ sẽ được hoàn tất trong tháng 6 này. Sự hiện diện của FWD tại Việt Nam được dự đoán sẽ mang đến những thay đổi thú vị cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong xu hướng M&A, đầu tháng vừa qua, Tổng CTCP Bảo Minh đã hoàn tất giao dịch bán toàn bộ 4.445.280 cổ phần của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện, tương đương 5,53% vốn điều lệ của công ty này. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông của Bảo Minh, ông Lê Văn Thành-Tổng giám đốc Bảo Minh cho biết, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông đã cho phép bán hết cổ phiếu của Bảo hiểm Bưu điện.
Hiện tại, thị trường đang xôn xao trước thông tin một tập đoàn tài chính lớn có trụ sở tại châu Á sẽ mua lại một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là công ty bảo hiểm khá nổi tiếng ở thị trường Việt Nam và nếu thành công, thương vụ M&A này cũng có thể được coi là thương vụ mua bán lớn, tạo ra những thay đổi nhất định trên thị trường. Dù vậy, thông tin mua lại trên mới chỉ được chia sẻ trong giới bảo hiểm, chưa có bên liên quan nào lên tiếng chính thức.
Trở lại câu chuyện M&A bảo hiểm, có lẽ với thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, các cuộc mua bán dù từ bên ngoài hay bên trong thị trường, thì giờ đây cũng không còn là điều quá mới mẻ và bất ngờ như những năm trước. Các công ty bảo hiểm trong cả khối nhân thọ và phi nhân thọ đều nhìn nhận, M&A sẽ là xu hướng “khó cưỡng” để các công ty bảo hiểm tăng vốn cũng như tăng sức mạnh. Các yếu tố “thiên thời, địa lợi” đang dần xuất hiện, chỉ cần thêm yếu tố “nhân hòa” là thị trường có thể có thêm các thương vụ M&A.
Diễn đàn M&A Việt Nam - sự kiện thường niên lớn nhất Việt Nam về mua bán, sáp nhập và đầu tư chiến lược do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức từ năm 2009 đến nay.
Với chủ đề “Cơ hội trong không gian kinh tế mở”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 sẽ được tổ chức vào ngày 18/8/2016 tại TP. HCM, bao gồm các hoạt động hội thảo, phổ biến kiến thức và kết nối đầu tư. Dự kiến, sẽ có khoảng 500 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự sự kiện.
CIMB - ngân hàng lớn thứ hai Malaysia vừa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới nước này.
ngân hàng nước ngoài tại Việt Namngân hàng 100% vốn nước ngoài
Trong năm 2014, M&A trong ngành bán lẻ, công nghiệp tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về giá trị và số lượng thương vụ.
Dự kiến sắp tới sẽ có luồng vốn lớn từ Thái Lan đổ vào lĩnh vực bán lẻ, từ Nhật đổ vào cơ sở hạ tầng…
Những năm gần đây, các ngân hàng trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về thị phần với các ngân hàng nước ngoài. Trước tình hình đó, nhiều ngân hàng Việt đã mạnh tay đầu tư tối đa nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong phân khúc dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp.
Sáng 7-8, hội thảo “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA tại Việt Nam” do Ban Kinh tế trung ương chủ trì với sự phối hợp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã diễn ra tại Đà Nẵng.
Các quy định cụ thể mà Thông tư 09 nêu ra sẽ ngăn chặn các trường hợp xử lý nợ ảo, đưa khuôn khổ hoạt động mua bán nợ vào nề nếp và đi vào thực chất.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị yêu cầu tăng cường kiểm soát rủi ro trong cấp vốn với các dự án giao thông...
Lý do nào khiến Maritime Bank lựa chọn ngân hàng nhỏ nhất trong hệ thống để hợp nhất?...
Người vay có nên mua bảo hiểm tín dụng để bảo vệ tài sản thế chấp trước rủi ro khó lường trước?..
Ngân hàng Nhà nước liên tiếp ra văn bản buộc các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu để thực hiện mốc dưới 3% trước hạn...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự