BVSC đánh giá, NHNN có thể phải "hi sinh" giảm mặt bằng lãi suất hay thu hút thêm các dòng tiền đầu tư quốc tế mang tính ngắn hạn cho việc ổn định tỷ giá thông qua giảm lãi suất tiền gửi USD.

Ông Angelet nhấn mạnh EU đứng thứ 3 trong các bên cam kết đầu tư vào Việt Nam trong khi Việt Nam là nước ASEAN xuất khẩu nhiều nhất sang EU. Quan hệ thương mại song phương đang phát triển mạnh.
Cam kết kêu gọi thêm đầu tư vào Việt Nam sau Brexit
Việc Anh rời EU khiến nhiều người lo ngại về những ảnh hưởng tới quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ các phóng viên chiều 28/6, Đại sứ Angelet khẳng định lộ trình đàm phán FTA giữa EU và Việt Nam vẫn đang tiến triển theo đúng lộ trình mà hai bên đặt ra.
Hiện tại, FTA Việt Nam – EU đang được các bên rà soát pháp lý và phiên dịch sang các ngôn ngữ khác nhau. Phía EU tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam nhằm đảm bảo đảm phán FTA song phương diễn ra theo đúng lộ trình. Ông Angelet cho biết các bên kỳ vọng lễ ký kết sẽ diễn ra trong năm tới để hiệp định đi vào thực thi.
Đưa ra nhận định về tác động của Brexit với FTA Việt Nam – EU, Đại sứ Angelet cho rằng còn quá sớm để nói về những tác động của Brexit với FTA Việt Nam – EU. Để có nhận định chính xác, các bên cần lắng nghe thêm nguyện vọng của người Anh cũng như kết quả cuộc họp thượng đỉnh mà Ủy ban châu Âu chuẩn bị tổ chức.
Về dòng đầu tư từ EU vào Việt Nam sau Brexit, Đại sứ Angelet cho rằng mọi tác động vẫn đang ở mức phỏng đoán. Tuy nhiên, ông Angelet nhấn mạnh EU đứng thứ 3 trong các bên cam kết đầu tư vào Việt Nam trong khi Việt Nam là nước ASEAN xuất khẩu nhiều nhất sang EU. Quan hệ thương mại song phương đang phát triển mạnh.
Nói về tương lai quan hệ Việt Nam – EU, Đại sứ Angelet nhấn mạnh: “Cá nhân tôi hy vọng và cam kết thúc đẩy các cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam và kêu gọi thêm các nhà đầu tư mới trong thời gian tới”.
Tiếc nuối khi Anh rời EU
Chia sẻ cảm xúc sau vụ việc người dân Anh chọn Brexit, Đại sứ Angelet cho biết ông rất tiếc nuối trước vụ việc. Tuy nhiên, đây không phải sự kiện đột ngột mà nhen nhóm trong thời gian dài. Nó phản ánh tầm nhìn của EU tới tương lai cũng như nhận thức của một bộ phận người dân về EU.
Ông Angelet cho rằng có nhiều cách để người dân Anh không lựa chọn việc rời EU nhưng sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Vấn đề cấp thiết hiện nay là các bên cần làm việc để tìm ra phương án tốt nhất cho tương lai.
Đại sứ Angelet cũng khẳng định không không biết vì sao người Anh chọn rời EU dù khối đã đưa ra những thỏa thuận nhiều ưu đãi cho Anh hồi tháng 2 vừa qua. Dường như kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy người Anh không nắm rõ lợi thế mà các nước thành viên EU dành cho họ.
“Trong 7 đến 8 năm qua, EU đã phải đối mặt với nhiều khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu so sánh với 20 năm trước, EU đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, mở rộng thành viên từ 15 lên 28, xây dựng thành công Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euzone) và Ngân hàng trung ương châu Âu. Trước khủng hoảng và khó khăn, EU cần đoàn kết thông qua những công cụ nêu trên”. Đại sứ Angelet nhấn mạnh.
Ông Angelet cũng thừa nhận EU đưa ra các giải pháp hạn chế trong vấn đề người nhập cư. Tuy nhiên, người Anh có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này với EU để các bên ngồi lại tìm giải pháp phù hợp thay vì lựa chọn đường ai nấy đi. EU cũng cần cải tổ để ngăn những quyết định tương tự của các nước khác.
“Trong nhiều năm trở lại đây, người dân EU nhận thấy rõ ràng lợi ích trong việc tham gia liên minh. EU cần đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho đòi hỏi của người dân, từ những vấn đề cơ bản nhất như đời sống, phúc lợi tới an ninh. Đây là thách thức toàn cầu và không một quốc gia đơn lẻ nào đủ sức tự giải quyết. EU phải phối hợp hiệu quả trong hoạt động và cần cải cách để làm yên lòng công dân”, ông Angelet nhấn mạnh.
Đại sứ Angelet dẫn lời quan chức cấp cao của EU nhận định: “Những gì không giết chết được bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Tôi hy vọng sau vụ việc, EU có thể trở nên mạnh mẽ và đoàn kết hơn”.
BVSC đánh giá, NHNN có thể phải "hi sinh" giảm mặt bằng lãi suất hay thu hút thêm các dòng tiền đầu tư quốc tế mang tính ngắn hạn cho việc ổn định tỷ giá thông qua giảm lãi suất tiền gửi USD.
Chắn hẳn NHNN đã có đủ thời gian để thử và kiểm nghiệm tính hiệu quả của chính sách. Việc hạ lãi suất lần này chỉ là một trong những bước cuối cùng trong một chuỗi quyết định chính sách đã được tính toán từ lâu.
Cho vay tiêu dùng bùng nổ như một xu thế tất yếu của thị trường, tuy nhiên cần có các biện pháp kiểm soát để hoạt động này phát huy hiệu quả.
Để ổn định thị trường lãi suất, từ năm 2011 Ngân hàng Nhà nước bắt đầu siết lại thanh khoản của hệ thống ngân hàng bằng cách đặt quota tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Từ chỗ thiếu hụt thanh khoản và những cuộc đua tăng lãi suất huy động, đến nay, thị trường lãi suất ổn định ở mức thấp hơn năm 2007.
Với lộ trình tái cơ cấu theo hướng giảm số lượng ngân hàng (NH) từ hơn 30 xuống còn khoảng 20 NH đến năm 2017 thì số lượng NH phải “xóa tên” khỏi thị trường theo đề án tái cơ cấu là không hề nhỏ. Theo đó, làn sóng sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) trong lĩnh vực NH sẽ tiếp tục diễn ra sôi động hơn rất nhiều.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp trong khi lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nhưng giảm lãi suất thực không phải là chuyện đơn giản.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC.
Sáng 28-9, các ngân hàng đã đồng loạt công bố biểu lãi suất (LS) mới với LS USD xuống với mức trần cho phép.
Trong 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, bình quân mỗi năm tăng trưởng 20%, theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự