Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Sau khi sắp xếp, số lượng ngân hàng thương mại giảm từ 42 xuống 34. Tổng tài sản toàn hệ thống tăng 20%, trong khi nợ xấu cũng về gần hơn với mục tiêu dưới 3%.
Cuộc cải tổ toàn ngành ngân hàng chính thức diễn ra từ đầu năm 2012, sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án 254 với những nội dung đồ sộ nhằm sắp xếp lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Công cuộc tái cơ cấu được nhà điều hành chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2012-2015, nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, lành mạnh hoá tình trạng tài chính để giải quyết các ngân hàng yếu kém. Giai đoạn 2015-2020 được xem là thời gian để phát triển hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng.
Sau gần 4 năm, hệ thống cơ bản được sắp xếp lại với hàng loạt thương vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại nhằm gút số lượng ngân hàng cũng như thanh lọc các nhà băng yếu kém. Từ 42 ngân hàng thương mại, đến nay hệ thống còn 34. Tuy nhiên, dù ít nhà băng hơn nhưng số đơn vị quốc doanh do Ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn lại tăng từ 1 (Agribank) lên 4 sau khi cơ quan này đứng ra mua lại GPBank, VNCB và OceanBank với giá 0 đồng như một hình thức xử lý bắt buộc.
Ngoài 4 đơn vị yếu kém này, hầu hết các nhà băng khác đều trải qua những cuộc hợp nhất, sáp nhập trong tự nguyện. Nhờ vậy, 8 thương hiệu ngân hàng biến mất trên bản đồ gồm: Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Habubank, Western Bank, Đại Á, Đại Tín, Phương Nam, MHB, MDBank, PGBank...
Tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng tăng 20% sau gần 4 năm, từ hơn 5 triệu tỷ đồng lên 6,6 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ hai con số xuống 3,49% và có thể xuống dưới 3% nếu những cam kết của Thống đốc được thực hiện từ nay đến cuối năm.
Cục diện và thứ hạng các nhà băng cũng có một vài thay đổi nhờ những cuộc hợp nhất, sáp nhập. Nếu trước đây, Agribank luôn là "anh cả", dẫn đầu từ về quy mô tổng tài sản, vốn, mạng lưới thì đến nay lại tỏ ra hụt hơi hơn sau khi chậm tái cơ cấu. Nếu xét về vốn điều lệ, VietinBank và BIDV đang dẫn đầu hệ thống. Tương tự, nhờ cộng dồn vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng cũ sau hợp nhất (SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất, PVFC, Western Bank) mà SCB và PVcomBank đã lọt vào top dẫn đầu về vốn hiện nay.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Với BIDV, ông Trần Bắc Hà dù không phải là ông chủ thực sự của ngân hàng mà chỉ là người làm thuê và do Nhà nước chỉ định đại diện vốn, nhưng nói đến BIDV không thể không nhắc tới Trần Bắc Hà.
Cục trưởng Cục Công nghệ tin học – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Mạnh Hùng khuyến cáo khách hàng cần cài đặt mật mã khó đoán, thay đổi mật mã thường xuyên và không sử dụng các tính năng lưu mật mã để đăng nhập tự động; Hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử.
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Trong nhiều năm qua, ngân hàng ACB vẫn loay hoay xử lý các khoản tiền gửi liên ngân hàng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng đã "ăn lẹm" vào kết quả lợi nhuận là một minh chứng cho thấy cái giá mà ACB phải trả cho sai lầm - ham lãi suất cao.
Sau khi ông P.T.H. - bác sĩ tại TP.HCM - thuật lại câu chuyện bị lừa lấy mã OTP, anh Đ.K.Quân (Đà Nẵng) tiếp tục kể câu chuyện chính mình bị kẻ gian lừa lấy mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, tiền bị hư hỏng vẫn đổi được nếu nhận biết được mệnh giá, khi đề cập tới trường hợp hơn 30 triệu đồng của người dân bị co rúm do hong khô bằng máy sấy.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự