Làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam của các doanh nghiệp Thụy Điển tập trung nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng.

Moody’s cũng nâng triển vọng hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong vòng 12-18 tháng tới, thể hiện triển vọng kinh tế sáng sủa của Việt Nam.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa thông báo nâng triển vọng hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong vòng 12-18 tháng tới, thể hiện triển vọng kinh tế sáng sủa của Việt Nam cũng như triển vọng tích cực đối với hầu hết các ngân hàng Việt được ngân hàng này xếp hạng.
“Sự thay đổi về triển vọng thể hiện kỳ vọng của chúng tôi về việc tín nhiệm ngân hàng sẽ tiến triển trong vòng 12-18 tháng tới, đồng thời phản ánh mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, được hỗ trợ bởi cầu trong nước, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đầu tư vào lĩnh vực công”, Phó chủ tịch Moody’s Eugene Tarzimanov nhận xét.
Moody’s dự báo GDP thực của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm nay và 6,0% trong năm tới, cao hơn mức trung bình 5,9% trong 5 năm qua.
Đà tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ là cơ sở tích cực cho các ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản, hãng xếp hạng Mỹ cho biết. Tuy nhiên, Moody’s cũng cảnh bảo rằng tăng trưởng tín dụng nhanh, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ thả lỏng, có thể làm tăng rủi ro tài sản.
Môi trường hoạt động của các ngân hàng cũng sẽ hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, dựa trên những cải thiện cơ sở hạ tầng, kết cấu dân số có lợi và nỗ lực của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Moody’s nhận xét.
Chất lượng tài sản của các nhà băng Việt sẽ ổn định trong thời gian tới, với tỷ lệ nợ có vấn đề hạ xuống còn 7,1% (dựa trên báo cáo của 15 ngân hàng được Moody’s xếp hạng) tính đến cuối năm 2016 từ mức 7,5% năm 2015. Moody’s dự báo tỷ lệ này sẽ giảm còn 5,8% vào năm nay do tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tốc độ hình thành nợ xấu và đà phục hồi của ngành bất động sản.
Moody’s cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tiếp tục làm xói mòn khoảng đệm vốn và việc tái cấp vốn sẽ suy yếu khi các ngân hàng phải huy động vốn để bù đắp cho tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh. Chi phí trích lập dự phòng cũng làm suy yếu khả năng của các ngân hàng trong việc tích lũy vốn, trong khi khả năng huy động vốn từ bên ngoài còn hạn chế.
Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tiền gửi bằng tiền đồng tuy mạnh nhưng sẽ chậm hơn tốc độ tăng tín dụng, dẫn đến thanh khoản ngân hàng sẽ co lại.
Moody’s nhận định lãi sẽ ổn định nhờ lãi trước trích lập dự phòng tăng đều trong vòng 12-18 tháng tới nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh. Tuy nhiên, sự cải thiện này sẽ bị hạn chế bởi chi phí tín dụng cao. Tỷ lệ NIM cũng sẽ giảm do sự cạnh tranh và áp lực từ phía Chính phủ muốn giảm lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ Chính phủ cũng sẽ giúp một số ngân hàng cải thiện xếp hạng tín nhiệm. Nếu Việt Nam được nâng xếp hạng tín nhiệm, một số ngân hàng sẽ được hưởng lợi theo.
15 ngân hàng Việt được Moody’s xếp hạng chiếm 58% tổng tài sản của toàn hệ thống tính đến 30/6/2017. Trong đó, 3 ngân hàng BIDV, VietinBank và Vietcombank do Nhà nước nắm quyền kiểm soát, 12 ngân hàng còn lại là các ngân hàng thương mại cổ phần.
MINH ANH
Theo Bizlive
Làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam của các doanh nghiệp Thụy Điển tập trung nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng.
Thống kê bình quân 7 ngân hàng đã có báo cáo tài chính tăng trưởng đến 37,6% và tốc độ cho vay bình quân đạt 18,1%.
Vietcombank, BIDV, Techcombank đồng loạt ra thông cáo tới khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo. Trước đó, vào cuối tháng 9, nhiều ngân hàng cũng gửi tới khách hàng cảnh báo về mã độc Red Alert 2.0.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Mười ước tính đạt 28,3 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 6,4 nghìn tỷ đồng; vốn địa phương 21,9 nghìn tỷ đồng.
Theo báo cao tài chính quý III-2017 của 16 ngân hàng vừa công bố thì chỉ có 5/16 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu giảm, trong khi đó có tới 11 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng.
Nếu như trước đây việc kinh doanh ngoại hối được ít ngân hàng thương mại quan tâm thì thời gian gần đây, họ nhận thấy kinh doanh ngoại hối là một trong những kênh dịch vụ đem lại nguồn thu lớn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo sẽ đem lại một sự thay đổi lớn trong các nền Kinh tế và để định hướng nghề nghiệp một cách cụ thể nhất cho sinh viên ngành Tài chính nói chung và Chứng khoán nói riêng trước ngưỡng cửa của thời đại mới. Tối ngày 27/10/2017, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đoàn trường Đại học Ngoại thương và Câu lạc bộ Chứng khoán (SIC) đã tổ chức buổi hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Tài chính – Chứng khoán”.
Kỳ báo cáo tài chính quý 3/2017, nợ xấu theo giá trị tuyệt đối tăng mạnh ở các ngân hàng triệu tỷ, trong khi tài nguyên vốn tiếp tục được khai thác gần đến giới hạn tối đa.
Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 10 tháng đạt 28,2 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,8%.
Nếu Quốc hội không chấp thuận việc hỗ trợ vượt mức hiện nay, trong tình huống xấu nhất, người gửi vài trăm triệu đồng trở lên, thậm chí là tiền tỷ mà chỉ được bảo hiểm chi trả 75 triệu đồng, sẽ có phản ứng dây chuyền, rất bất lợi cho hệ thống NH.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự