Thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng và môi trường đầu tư cải thiện của Việt Nam khiến doanh nghiệp Singapore đẩy mạnh đầu tư.

Trong cuộc đua tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi của các NHTM, mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng đang chạm mức trần theo quy định. Trước hiện tượng này nhiều ý kiến cho rằng NHNN nên bỏ trần lãi suất để thị trường tự điều chỉnh đến điểm cân bằng, nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho nền kinh tế. Tuy nhiên, xét trên thực tế NHNN khó bỏ trần lãi suất bởi nguyên nhân gốc rễ của cuộc đua lãi suất là nợ xấu vẫn chưa được giải quyết.
Từ đầu năm đến nay, việc tăng lãi suất huy động đã thu hút người gửi tiền chọn tìm nhà băng có lãi suất nhỉnh hơn, hay chương trình khuyến mại lớn. Chị Ngọc Hoa (TP.HCM) vừa đáo hạn khoản tiền gửi đang tìm kiếm các NH có biểu lãi suất cao. Theo tư vấn của nhân viên phòng giao dịch của SCB trên địa bàn quận Gò Vấp, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng với lãi suất lãnh hàng tháng 6,36% và lãnh cuối kỳ 6,65%. Mức lãi suất này cao hơn 0,3% so với biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường áp dụng từ ngày 25-2 trên webiste của NHNN 6,14% và 6,3%.
Theo nhân viên này, lãi suất ở đây thay đổi liên tục và khuyến khích người gửi tiền kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Mức lãi suất cao nhất áp dụng tại SCB kỳ hạn 18 tháng là 7,55%/năm, thậm chí 7,65%/năm đối với cá nhân mở mới gửi online. Ngoài ra để hút tiền gửi, SCB đang áp dụng chương trình cộng thêm lãi suất 0,05% kỳ hạn 6 tháng trở lên cho những khách hàng trên 40 tuổi.
Năm nay lãi suất sẽ tăng thêm khoảng 1% so với năm 2015 do lạm phát cao; nhu cầu tăng vốn huy động của hệ thống TCTD (do vốn huy động những tháng đầu năm tăng trưởng chậm hơn tín dụng); tăng vốn huy động kỳ hạn dài nhằm đáp ứng quy định của Thông tư 36 sửa đổi. Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ vẫn trong mức kiểm soát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Còn theo nhân viên giao dịch VietBank chi nhánh TP.HCM, khách hàng gửi tiền và thực hiện các giao dịch khác tại quầy sẽ có cơ hội quay thưởng để nhận quà từ NH, trong khi gửi tiết kiệm online không được áp dụng.
Trước sự nhanh nhạy của nhóm NH tầm trung, các NH lớn cũng không thể đứng ngoài cuộc. VietinBank, BIDV đã áp dụng mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng sát trần 5,5%/năm, các kỳ hạn dài khác cũng tăng 0,3-0,5%. VCB và Maritimebank đã nâng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn với mức nâng 0,2-1%. LienVietPostbank nâng lãi suất huy động kỳ hạn 3-4 tháng thêm 0,2-0,4% và kỳ hạn 18-36 tháng thêm 0,1-0,5%. Agribank, ABBank, Sacombank và PVCombank nâng lãi suất huy động thêm 0,1-0,7%. Trong khi đó MB, VIB và SHB nâng lãi suất huy động ở một số kỳ hạn dài thêm 0,1-0,6%.
Theo nhìn nhận từ giới phân tích, việc các NH đua tăng lãi suất tiền gửi chủ yếu xuất phát từ thay đổi của Thông tư 36, trong đó có nội dung đưa tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% giảm về 40%. Có ý kiến cho rằng, tỷ lệ cho vay ngắn hạn của NH hiện nay đã sát 40%. Do đó, nếu áp Thông tư 36 được sửa đổi như dự thảo công bố, các NH không còn vốn cho vay, buộc phải tăng lãi huy động lên để tăng nguồn vốn.
Có nên bỏ trần lãi suất huy động?
Hiện nay NHNN đang áp dụng chính sách tiền gửi bằng VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng 1%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5,5%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6%/năm. Mới đây tiền gửi USD cũng đã đưa về mức 0%. Vì thế, việc nhiều NH huy động kỳ hạn ngắn sát mức trần cho phép và linh hoạt tăng lãi suất kỳ hạn dài, khiến việc bỏ hay không trần lãi suất huy động lại được đặt ra.
Trong giai đoạn 2008-2011, các NH nhỏ chạy đua lãi suất và NHNN phải đưa ra yêu cầu áp dụng trần lãi suất, dù trước đó đã bỏ vào năm 2002. Nếu như lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng ở dưới xa mức trần trong năm 2015 do lạm phát thấp, từ tháng cuối năm 2015 đến nay đã tăng mạnh. Sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ thể hiện ở lãi suất liên NH cho đến đầu tháng 4-2016 đã có dấu hiệu tăng trở lại. Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm đã tăng 0,08%, lên mức 3,61%/năm; kỳ hạn 1 tuần tăng 0,1% lên mức 3,91%/năm; kỳ hạn 2 tuần tăng 0,11% lên mức 4,16%/năm.
Thực tế, việc bỏ trần lãi suất không phải là vấn đề mới, chính nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trước đây cũng từng tuyên bố sẽ bỏ trần lãi suất vào thời điểm thích hợp. Mục tiêu trần lãi suất là để ngăn chặn cuộc đua lãi suất của các NH dẫn tới đẩy lãi suất cho vay tăng lên.
Tuy nhiên, biện pháp mang tính hành chính này cũng để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, khi lãi suất trên thị trường không phản ánh đúng cung cầu. Việc áp dụng trần lãi suất còn cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là đã tới thời điểm phù hợp để bỏ trần lãi suất hay chưa? Một số chuyên gia cho rằng NHNN nên bỏ trần lãi suất để điều hành lãi suất bằng các công cụ mang tính thị trường hơn, chấp nhận rủi ro để hoàn thiện các công cụ điều hành và để thị trường tự điều chỉnh đến điểm cân bằng. Điều này sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế.
Xét trên thực tế, nhiều chuyên gia cũng nhận định NHNN rất khó bỏ trần lãi suất trong hiện tại. Nguyên nhân do trước đó, ngay cả thời điểm “bình yên” nhất trần lãi suất không có tác dụng, NHNN vẫn giữ nguyên. Hiện nay, cuộc đua tăng lãi suất dường như chỉ mới bắt đầu. Bên cạnh đó nguyên nhân thực sự của lãi suất quá cao hiện nay do nợ xấu. Một lượng vốn rất lớn đang “chết” trong nền kinh tế, dẫn đến thanh khoản hệ thống NH suy giảm. Việc giải quyết nguyên nhân gốc rể này trong thời gian qua không đáng kể và trong thời gian tới chưa có tín hiệu mới. Do vậy, rất khó kỳ vọng để NHNN thực hiện một bước đột phá bỏ trần lãi suất.
Theo Báo Sài Gòn Đầu Tư
Thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng và môi trường đầu tư cải thiện của Việt Nam khiến doanh nghiệp Singapore đẩy mạnh đầu tư.
Việc Fed quyết định giữ nguyên lãi suất hay căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có chiều hướng nóng lên tiếp tục là những nhân tố tác động tới thị trường vàng tuần này.
Báo cáo tài chính kết thúc quý II/2018 cho thấy có sự phân hóa rõ rệt về tình hình nợ xấu giữa các nhà băng.
Lãi suất tiết kiệm tháng 7/2018 tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm nhẹ ở một số kỳ hạn.
Hệ thống ngân hàng Việt đang và sẽ chứng kiến những đợt tăng vốn "khủng" của hàng loạt ngân hàng để ghi nhận thêm nhiều cái tên sở hữu mức vốn điều lệ trên 1 tỷ USD.
Sau nhiều đợt tăng khá mạnh, giá bán USD tại các ngân hàng đã hạ nhiệt vào cuối hôm nay, 7-6. Nhưng trước nhiều áp lực, liệu giá USD có tăng?
Tỉ giá USD/VNĐ đã nhảy vọt với biên độ lớn nhất kể từ đầu năm đến nay. Lãi suất USD trên thị trường quốc tế đang tăng cộng thêm áp lực tăng tỉ giá sẽ ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp vay ngoại tệ
Hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới (TTĐT XBG) đã phổ biến khắp thế giới, đặc biệt những nơi có dấu chân của khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngày 26/05 vừa qua, Chung kết cuộc thi Kinh tế - Tài chính lớn nhất miền Bắc chính thức diễn ra và nhận được những sự phản hồi tích cực từ phía những thành phần tham dự. Top 5 gương mặt xuất sắc nhất có cơ hội tranh tài và thể hiện mình trước hội đồng chuyên môn. Trải qua 4 vòng thi đầy kịch tính và căng thẳng, Phạm Hồng Quân đến từ trường Đại học Ngoại thương là cái tên được xướng lên cho ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
Thanh toán di động tại Việt Nam đang lan tỏa mạnh mẽ với cuộc cách mạng "thanh toán một chạm" mà Samsung Pay đã và đang thực hiện.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự