Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư) cho biết vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Ban lãnh đạo ACB cho biết nhà băng đã thu hồi khoảng 3.000 tỷ trong năm qua, trong bối cảnh hàng nghìn tỷ đồng nợ liên quan nhóm 6 công ty Bầu Kiên tiếp tục được cổ đông quan tâm tại đại hội sáng nay.
Nội dung trên được lãnh đạo Ngân hàng Á Châu thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra sáng 10/4. Theo đó, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho biết, liên quan đến các khoản nợ của nhóm G6 - khoản nợ cho vay từ 6 công ty liên quan Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên), đến nay nợ xấu sau trích lập dự phòng là 1.500 tỷ đồng. Năm 2016, ngân hàng đã thu nợ được 3.000 tỷ và trích lập 1.115 tỷ đồng. Theo lộ trình, năm nay ngân hàng sẽ tích cực thu nợ chưa trích lập dự phòng, đối với nợ đã trích lập thì sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi dứt điểm.
Theo thông tin từ ban lãnh đạo ACB, thời điểm 31/12/2015, tổng nợ xấu của nhóm 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên là gần 5.800 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay gần 1.900 tỷ, số dư trái phiếu 2.700 tỷ đồng và các khoản phải thu khác gần 1.200 tỷ.
Theo lộ trình thu hồi nợ đã được phê duyệt năm 2015, các số dư của nhóm 6 công ty sẽ được thu hồi hàng năm với số tiền lần lượt 814 tỷ, 2.200 tỷ, 1.816 tỷ và 1.000 tỷ đồng bắt đầu từ năm 2015, kết thúc vào 2018. Tuy nhiên, với kết quả hiện nay, khả năng khoản nợ sẽ được xử lý xong vào năm 2017.
Tại đại hội, ban lãnh đạo cho biết, năm 2017, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.205 tỷ đồng, tăng 32% so với con số thực hiện năm 2016 (sau thuế 1.764 tỷ đồng). Tổng tài sản, tín dụng và huy động vốn dự kiến đều tăng 16%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.Để đạt được kế hoạch trên, lãnh đạo ACB cho biết sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, song song đó sẽ chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn giá thấp, cải thiện thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ ngân hàng điện tử, tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu...
Riêng trong quý I/2017, ông Toàn cho biết lợi nhuận trước thuế của ACB đã đạt 595 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục trích lập dự phòng cho nhóm G6 (nợ của 6 công ty liên quan ông Nguyễn Đức Kiên) và nợ nhóm 3, 4, 5 theo quy định.
Về việc thoái vốn của Standard Chartered, đại diện ngân hàng ngoại này, ông Andrew Colin Vallis cho biết, tất cả chỉ mới là thảo luận. Trường hợp có thoái vốn thì ngân hàng sẽ thực hiện theo đúng quy định của cơ quan quản lý cũng như điều lệ của ACB.
Ông cũng chia sẻ, trước đây, Standard Chartered đã hỗ trợ Ngân hàng Á Châu rất nhiều nhưng đến giai đoạn này thì theo ông không còn cần thiết vì Hội đồng quản trị và ban điều hành của ACB đã đầy đủ năng lực để tự đưa ngân hàng phát triển.
Ông Đỗ Minh Toàn cũng thông tin thêm, giai đoạn đầu ACB tiếp nhận sự hỗ trợ của Standard Chartered nhưng đến nay đã chuyển sang giai đoạn hợp tác song phương và có hiệu quả tốt.
Ngoài ra, tại đại hội, ngân hàng cũng đã trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% và dự kiến sẽ tiếp tục giữ lại 100 tỷ đồng lợi nhuận dùng mua cổ phiếu thưởng nhân viên. Năm 2017, ACB cũng lên kế hoạch tiếp tục trả cổ tức bằng cổ phiếu cùng tỷ lệ 10%.
Ngân hàng này cũng dự định thực hiện kế hoạch tăng vốn năm 2017 từ chia cổ tức bằng cổ phiếu phổ thông cho cổ đông với tỷ lệ là 10%. Vốn điều lệ dự kiến sẽ được tăng thêm 985 tỷ đồng lên 11.259 tỷ.
Kết thúc năm 2016, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước đó và đạt 111% kế hoạch năm. Lãi ròng ghi nhận 1.325 tỷ, tăng trưởng 29%.
Đến 31/12/2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt 234.000 tỷ đồng, tăng 16%. Vốn huy động tăng 18%, dư nợ cho vay là 163.000 tỷ đồng, tăng trưởng 21%; trong đó tín dụng khách hàng cá nhân tăng mạnh 30%.
Riêng tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2016 giảm về mức 0,88% so với con số 1,3% tại thời điểm cuối năm 2015.
Lệ Chi
Theo Vnexpress
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư) cho biết vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Nhật Bản đã vượt Singapore để trở thành nước đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm trong khi Hàn Quốc vẫn giữ chắc ngôi đầu.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (HSX: STB) vừa có công văn số 1292/2017/CV-TT&Mar gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hai sở HNX, HSX để công bố “Đề cử danh sách ứng viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) Sacombank nhiệm kỳ 2017 – 2021 trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt”.
Dù điều chỉnh quy hoạch CHK quốc tế Tân Sơn Nhất mới đang được cơ quan chức năng xem xét, nhưng khá nhiều tên tuổi lớn "xếp hàng" xin được đầu tư dự án nhà ga hành khách mới tại CHK này.
Ngoài việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, TP.HCM cũng sẽ có các chính sách ưu đãi thích hợp nhằm thu hút nhà đầu tư Nhật Bản, đặc biệt là những lĩnh vực mà TP cần và Nhật có thế mạnh.
Các thành viên Chính phủ thống nhất từ nay sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các nhà băng với giá 0 đồng.
Sau một năm tham gia nghiên cứu, Nova Group đã xin rút khỏi đề án tái cơ cấu Sacombank vì cho rằng các điều kiện hiện tại của ngân hàng chưa phù hợp để tập đoàn đầu tư trong thời điểm này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ theo dõi sát tình hình cấp tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông…
Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng đô la Mỹ thêm 0,25% hồi giữa tháng 3 vừa qua. Đây là lần tăng thứ tư kể từ tháng 12-2015, trong khi trần lãi suất tiền gửi đô la Mỹ tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức 0%.
Kể từ ngày 1/4/2017 VAMC sẽ có tân Tổng giám đốc mới theo Quyết định số 496/QĐ-NHNN ngày 28/3/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự