Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Trong 3 năm 2012, 2013, 2014, FDI đầu tư vào nông nghiệp/tổng FDI chỉ lần lượt ở mức 0,6%; 0,4% và 0,6%. Có 8 lý do khiến FDI vào nông nghiệp thấp trong đó phải kể đến việc chính sách thu hút FDI vào nông nghiệp chưa đủ hấp dẫn, Cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn thiếu, lạc hậu, đặc biệt các vấn đề liên quan đến logistics...
Sáng ngày 21/11, Diễn đàn "Đầu tư Nông nghiệp thời TPP" do Kênh Thông tin Tài chính - Kinh tế hàng đầu Việt Nam CafeF phối hợp với Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, độc giả CafeF về tình hình ngành Nông nghiệp hiện nay cũng như những cơ hội đang tới.
Liên quan đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, TS Vũ Thị Minh – chuyên gia của Bộ Tài chính – chia sẻ: Những năm gần đây, tỷ trọng FDI đầu tư vào nông nghiệp ngày càng giảm.
Trong 3 năm 2012, 2013, 2014, FDI đầu tư vào nông nghiệp/tổng FDI chỉ lần lượt ở mức 0,6%; 0,4% và 0,6%.
Đứng trên góc độ của nhà đầu tư nước ngoài, theo TS Minh, dưới đây là 8 rào cản lý giải vì sao FDI vào nông nghiệp thấp. Cụ thể:
1- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp ở các nước phát triển có lợi thế về công nghệ và tổ chức sản xuất, nên không muốn vào vào Việt Nam vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.
2- Khó khăn trong tiếp cận đất đai. Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích rất nhiều, nhưng về khoản đất đai thì doanh nghiệp cho biết chưa được hỗ trợ và tiếp cận rất khó khăn.
3- Các nhà đầu tư FDI cho rằng Việt Nàm không thiếu một luật nào, nhưng thực thi pháp luật ở Việt Nam còn kém trong khi ở các nước phát triển, vấn đề luật pháp rất minh bạch. Nếu có vấn đề tranh chấp thì doanh nghiệp FDI sẽ bị thiệt.
4- Các chính sách thu hút FDI vào nông nghiệp chưa đủ hấp dẫn.
5- Cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn thiếu, lạc hậu, đặc biệt các vấn đề liên quan đến logistics.
6- Tự do hóa thương mại – đây là thành tựu Việt Nam hay nhắc đến, nhưng với riêng trường hợp ở Việt Nam, đây lại là rào cản cho các doanh nghiệp FDI.
Tại sao từ năm 2000, đầu tư trong nước và ngoài nước đều giảm? Bởi các doanh nghiệp Việt Nam vốn là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp FDI vào Việt Nam trước thời điểm năm 2000 nhằm khai thác yếu tố bảo hộ đối với nông nghiệp của Việt Nam.
Sau thời điểm mở cửa, bảo hộ giảm, chúng ta giảm về mặt thuế nhưng tăng nhiều về rào cản kỹ thuật. Doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư vào thị trường ít cạnh tranh, chứ không doanh nghiệp nào muốn vào một thị trường nhiều cạnh tranh.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam vào TPP không phải là cơ hội kinh doanh mà là áp lực buộc chúng ta phải kinh doanh, áp lực buộc phải làm để tồn tại.
7-Thiên tại dịch bệnh khó kiểm soát.
8-Tham nhũng trong bộ máy hành chính quản lý, đặc biệt trong việc cấp phép và quản lý đầu tư.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Chính phủ báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp nhà nước...
Hiện nay, chỉ có 30% DN nhỏ và vừa đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng, 70% DN còn lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn (lúc vay được, lúc không), dẫn đến DN khó hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Phân nửa trong số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam chưa được giải ngân. Rất nhiều dự án lớn bé, trong đó một danh sách dài các dự án tỷ đô lại là “trái hỏng”, gây bức xúc trong dư luận và lãng phí nguồn lực. Vì đâu nên nỗi?
“Thay đổi, hay là chết” và “Khác biệt, hay là chết” là mệnh lệnh phải thực thi để cải thiện năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường kinh doanh ngân hàng. Vậy, các ngân hàng cần làm gì để thay đổi? Và làm sao tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng?
Việc tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số NH yếu kém đã được sáp nhập, nguồn vốn cho vay từng bước được khai thông phục vụ cho phát triển kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 21/11/2015 đến 30/11/2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự