Trong một hệ thống mà hoạt động tín dụng đem đến trên 70% lợi nhuận thì rõ ràng mức điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng đi lên đồng nghĩa với việc kết quả kinh doanh cuối năm của những đơn vị này sẽ được cải thiện.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Theo đó, để được kinh doanh hoạt động mua bán nợ, DN phải đáp ứng 6 điều kiện.
6 điều kiện để được kinh doanh hoạt động mua bán nợ
Thứ nhất, DN phải đáp ứng các điều kiện chung đối với DN kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, gồm:
1. Phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
2. Phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng. Trường hợp, DN thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà DN thực hiện.
3. Người quản lý của DN phải đáp ứng các điều kiện: (a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý DN theo quy định của Luật DN; (b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận; (c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 5 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ; (d) Những người đã làm việc trong DN khi kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của DN kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN trong 3 năm trước liền kề.
Thứ hai, DN có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Thứ ba, các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau: Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ; không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về nợ; bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật DN.
Thứ tư, việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
Thứ năm, DN hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
Thứ sáu, bên mua nợ, bên bán nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dung ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
DN môi giới mua bán nợ phải có vốn tối thiểu 5 tỷ đồng
Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện đối với DN kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ; điều kiện đối với DN kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Theo đó để được kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, DN còn phải có vốn tối thiếu là 5 tỷ đồng.
Đối với DN kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây.
Thứ nhất, phải đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Thứ hai, có mức vốn điều lệ tối thiểu 500 tỷ đồng.
Thứ ba, đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 1 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm trước liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu 500 tỷ đồng.
Thứ tư, có ít nhất 2 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 2 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ, tối thiểu bao gồm các nội dung sau: (a) Quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các thành viên tham gia sàn giao dịch nợ và quyền hạn, nghĩa vụ của DN cung cấp sàn giao dịch nợ; (b) Điều kiện các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch; (c) Tổ chức quản lý, giám sát giao dịch, trong đó có quy định về cung cấp, lưu trữ thông tin về các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch; (d) Thời gian, phương thức xác lập và hủy bỏ giao dịch; (đ) Phương thức thanh toán và quy định bảo đảm thanh toán cho các bên; (e) Xử lý tranh chấp.
Thứ sáu, có cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp dể tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên.
Thứ bảy, phải thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm theo quy định của pháp luật.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
4 nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
1. Tổ chức (không phải là DN), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập DN.
2. DN phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.
3. DN thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Nghị định này.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Vũ Minh
(Thời báo Ngân hàng)
Trong một hệ thống mà hoạt động tín dụng đem đến trên 70% lợi nhuận thì rõ ràng mức điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng đi lên đồng nghĩa với việc kết quả kinh doanh cuối năm của những đơn vị này sẽ được cải thiện.
Chấp nhận thẻ qua điện thoại thông minh, cho phép đăng tải và tìm kiếm các sản phẩm khuyến mãi ngay trên smartphone, chuyển nhận - tiền sau vài cú click chuột... là những ứng dụng được các ngân hàng đẩy mạnh thời gian qua để thu hút khách.
Tỉ giá bán ra đồng USD ngân hàng đã kịch trần là 22.547 đồng/ USD. Ngoài thị trường tự do ở Hà Nội, giá USD bán ra 22.700 đồng/ USD. TP.HCM USD tự do lên đến 22.830 đồng.
Chính phủ cũng yêu cầu NHNN theo sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước để chủ động điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ; đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và quyết liệt đối với nợ xấu.
Quy chế thành lập ngân hàng được ban hành tháng 6/2007, khi đã có hàng chục hồ sơ chờ xét duyệt, và giờ đây số còn hoạt động khỏe mạnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Dạo quanh các công ty lữ hành ở TP.HCM, dễ nhận thấy “tỉ giá” là hai từ nhạy cảm mà không nhân viên kinh doanh nào muốn đề cập đến với khách hàng.
Với quan điểm nhất quán của NHNN cùng với con số dự trữ ngoại hối hiện có, CTCK VDSC cho rằng kỳ vọng về việc phá giá có chăng chỉ giữ nguyên chứ không thuyên giảm.
Dự kiến tháng 9/2015, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại nhân sự cấp cao.
Tháng 8/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển Mê Kông (MDB) tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sử dụng xác thực bằng vân tay.
Giới chuyên gia trong và ngoài nước đã có những nhận định tích cực về động thái “kép” tăng tỷ giá tham chiếu và nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND sáng 19/8 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự