Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cuối cùng cũng đã tăng lãi suất thêm 0,25% sau 7 năm áp dụng chính sách tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế và đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Sau ngày tăng “nóng” hôm qua, tỷ giá của các ngân hàng sáng 16/12 đã ổn định trở lại. Các chuyên gia cho rằng, lý do khiến cho giá USD đi lên chủ yếu bởi áp lực tâm lý.
Sáng nay, ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức 22.517 – 22.547 đồng, giảm 30 đồng mua vào và giữ nguyên giá bán ra như cùng thời điểm ngày hôm qua.
Ngày 15/12, Vietcombank là ngân hàng duy nhất đẩy giá mua vào lẫn chuyển khoản lên ngang giá bán ra, cũng là mức cao kịch trần NHNN cho phép. Theo một cán bộ của nhà băng này, việc nâng giá mua vào lên ngang giá bán ra không phải vì ngân hàng “cố tranh mua” với các ngân hàng khác như thị trường nhìn nhận, mà chỉ với lý do tốt cho khách hàng?!
Đến buổi chiều, giá mua của Vietcombank hạ nhiệt về 22.517 đồng, thấp hơn mức niêm yết trước đó 30 đồng song vẫn cao hơn gần 60 đồng so với phiên liền trước.
Tại BIDV sáng nay, tỷ giá niêm yết ở mức 22.517 – 22.547 đồng, tương đương của Vietcombank và cũng không đổi so với ngày hôm qua. VietinBank trong khi đó niêm yết tỷ giá tại 22.515 – 22.547 đồng, tăng 8 đồng giá mua và giữ nguyên giá bán như cuối giờ chiều hôm qua.
Ngân hàng Sacombank cũng giữ tỷ giá ngang ngày hôm qua ở 22.480 – 22.547 đồng. Tỷ giá của Eximbank lúc này là 22.497 – 22.547 đồng, giảm 3 đồng giá mua và giữ nguyên giá bán.
TS. Bùi Quang Tín, giảng viên Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh nhận xét, lý do khiến diễn biến của giá USD trong ngân hàng và ngoài thị trường tự do mấy ngày qua “nóng”, ngoài việc nhu cầu USD của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường tăng cao hơn vào dịp cuối năm, thì chủ yếu là do thị trường phản ứng trước với dự kiến tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp tuần này và khả năng Trung Quốc tiếp tục phá giá Nhân dân tệ sau khi đồng tiền này được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế. Không loại trừ có tình trạng đầu cơ trước dự đoán NHNN sẽ tiếp tục tăng tỷ giá để đối phó với 2 sự kiện trên, từ đó dẫn đến tâm lý đầu cơ và găm giữ ngoại tệ.
TS. Phan Minh Ngọc thì cho rằng, những tâm lý của thị trường hiện nay không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trong cùng hoàn cảnh. Và chính những tâm lý này gây áp lực đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Ở thời điểm hiện tại, khi chỉ còn có 2 tuần nữa là kết thúc năm 2015, hầu hết các chuyên gia dự báo NHNN sẽ cố gắng duy trì tỷ giá ổn định. TS. Bùi Quang Tín khuyến nghị rằng, NHNN không nên phá giá tiền đồng dù có áp lực, mà thay vào đó nên chọn chính sách điều chỉnh lãi suất VNĐ thêm 0,25% đến 1%. TS. Trương Văn Phước đến từ UBGSTCQG cũng nhận định, thời điểm này NHNN sẽ không điều chỉnh tỷ giá và rằng áp lực tâm lý về khả năng Fed nâng lãi suất đã có từ mấy tháng trước, NHNN đã lường trước tình hình, chứ không phải bây giờ mới xuất hiện.
Nhưng diễn biến năm 2016 thì rất khó lường. Hầu hết các dự báo của chuyên gia, công ty chứng khoán, ngân hàng nước ngoài rằng tỷ giá sẽ chịu áp lực tăng từ 2-5% trong cả năm tới, và lần điều chỉnh đầu tiên sẽ từ đầu năm, bên cạnh đó lãi suất cũng có thể tăng lên.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cuối cùng cũng đã tăng lãi suất thêm 0,25% sau 7 năm áp dụng chính sách tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế và đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Sau phiên tăng khá mạnh hôm qua sau quyết định tăng lãi suất của Fed, sáng nay (18/12 - giờ Việt Nam) đồng USD quay đầu giảm nhẹ trở lại so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Hiện 1 USD đổi được 0,9223 EUR; 122,4600 JPY; 0,6706 GBP; 0,9948 CHF…
Theo dự báo, vào đêm nay (16/12) theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất cơ bản đồng USD...
Khác với công cụ truyền thống là nghiệp vụ bán ra và mua vào trái phiếu, Fed đang sử dụng hai loại lãi suất tác động đến lượng tiền dự trữ mà các ngân hàng gửi tại Fed để điều chỉnh lãi suất liên bang.
Đồng USD tăng giá khá mạnh so với hấu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi Fed quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%. Sáng nay (17/12 - giờ Việt Nam) 1 USD đổi được 0,9218 EUR; 122,5800 JPY; 0,6690 GBP; 0,9949 CHF…
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban thị trường mở (FOMC) đã nhất trí nâng khoảng mục tiêu cho lãi suất liên bang từ 0-0,25% lên 0,25-0,5%.
Trong khi con mắt đang đổ dồn về cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed thì bất ổn đang bao trùm châu Âu, căng thẳng leo thang ở châu Á.
Tính đến Ngày 14/12, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã mất giá 8 ngày liên tục, đây là thời gian mất giá lâu nhất của đồng tiền này kể từ hồi tháng 6.
Sau phiên phục hồi khá mạnh hôm qua, đồng USD lại quay đầu giảm nhẹ trong sáng nay (16/12 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,9134 EUR; 121,7300 JPY; 0,6643 GBP; 0,9903 CHF… Tuy nhiên mức giá này vẫn cao hơn sáng ngày hôm qua và xu hướng chung của USD là khá sáng khi nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp lần này.
Lãi suất đồng USD tăng sẽ đẩy dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi do giới đầu tư quay trở lại thị trường Mỹ với hy vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự