Yên Nhật đang hướng đến tháng tăng điểm tốt nhất kể từ đầu năm 2014 trong khi euro tăng mạnh nhất kể từ tháng 4.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Tân Hoa xã cho biết, hôm 29/8, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua kế hoạch nội các nhằm kiểm soát tổng nợ chính phủ trong nước ở mức 16 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) (tương đương 2,5 nghìn tỷ USD) trong năm nay.
Các tòa tháp căn hộ tại thành phố Thẩm Quyến, miền Nam Trung Quốc chụp hôm 28/8/2015 (Ảnh REUTERS/BOBBY YIP)
Tình hình kinh tế Trung Quốc trở nên “thiếu nhiệt” khiến giới đầu tư toàn cầu chìm trong tâm lý lo sợ. Bên cạnh đó, nhằm trấn an nhà đầu tư, chính phủ nước này luôn tìm cách giải quyết “núi” nợ chính phủ trong nước – hậu quả của tình trạng chi tiêu “phóng túng” từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008.
Theo tính toán của cơ quan kiểm toán nhà nước Trung Quốc, nợ chính phủ trong nước đã chạm mức 17,9 nghìn tỷ NDT (2,9 nghìn tỷ USD) vào cuối tháng 6/2013. Trong đó, Tân Hoa xã dự báo, tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương sẽ ở mức 86% GDP địa phương.
Nợ trong nước của toàn chính phủ Trung Quốc đạt 15,4 nghìn tỷ NDT vào cuối năm 2014. Theo kế hoạch mới đưa ra, các chính quyền địa phương nước này sẽ được phép tăng nợ công khoảng 600 tỷ NDT trong các tháng còn lại của năm 2015.
Trước đó, Bộ Tài chính Trung Quốc đã cho phép các chính quyền địa phương hoán đổi 1 nghìn tỷ NDT các khoản nợ đáo hạn, lãi suất cao sang dạng trái phiếu địa phương mới nhằm giảm bớt chi phí lãi suất, tuy nhiên, nhu cầu đối với các trái phiếu này vẫn còn yếu.
Nợ chính phủ, là một phần thuộc nợ công hoặc nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Nợ chính phủ thường được phân loại gồm nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Yên Nhật đang hướng đến tháng tăng điểm tốt nhất kể từ đầu năm 2014 trong khi euro tăng mạnh nhất kể từ tháng 4.
Những ý nghĩ cho rằng đồng Euro có thể là một tài sản an toàn trong những thời điểm có bất ổn tài chính nổ ra nghe có vẻ rất là phi lý chỉ một vài tuần trước đây, nhưng khi thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn như đầu tuần trước thì ý nghĩ này lại trở thành hiện thực.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh, đa dạng hóa danh mục đầu tư ra nước ngoài.
trung quốc đầu tư ra nước ngoàisố liệu đầu tư ra nước ngoài của trung quốc
Sáng nay (2/9 - giờ Việt Nam) dồng USD phục hồi so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi tiếp tục giảm khá mạnh trong phiên hôm qua. Hiện 1 USD đổi được 0,8872 EUR; 120,1300 JPY; 0,6534 GBP; 0,9613 CHF…
Các doanh nghiệp Đông Nam Á có xu hướng mở rộng hoạt động ra nước ngoài và nắm bắt lợi thế từ dịch vụ vay vốn lãi suất thấp. Tuy nhiên, xu hướng này gặp trở ngại khi USD mạnh lên làm tăng gánh nặng nợ nần bằng ngoại tệ.
Trong vấn đề đồng USD, Mỹ phải cân đối lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế để giữ vai trò đầu tàu kinh tế thế giới.
Việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới, đặc biệt là ngành tài chính gần đây.
Thái Lan bất ngờ nới lỏng quy định cho phép các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. Động thái này làm dấy lên lo ngại dòng vốn rút khỏi Thái Lan sẽ tăng.
Thị trường toàn cầu rối loạn trong những tuần qua là do lo ngại về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, chứ không phải do đồng Nhân dân tệ bị phá giá gây nên, một quan chức cấp cao thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhận định.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất vào tháng 9 tới. mặc dù một số quan chức Fed thừa nhận nếu thị trường tài chính biến động tiêu cực trong thời gian dài có thể sẽ khiến Fed hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự