Trong tương lai gần các tập đoàn Trung Quốc sẽ bắt đầu bước ra toàn cầu và cạnh tranh trực tiếp với thung lũng Silicon.

Phát biểu tại một hội nghị của các ngân hàng trung ương ở Paris (Pháp) ngày 12/1, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cần nâng lãi suất từng bước để tránh làm tổn thương các nền kinh tế mới nổi vốn đã mong manh và có nhiều doanh nghiệp đi vay bằng đồng USD.
Bà Lagarde cho rằng vấn đề lớn hiện nay là tốc độ bình thường hóa (chính sách tiền tệ) của Mỹ. Theo bà, tiến trình này nên diễn ra chậm như đã được Fed thông báo và nhấn mạnh, và trên cơ sở có bằng chứng rõ ràng về lạm phát.
Bà cũng nêu lên những tác động tiêu cực đến các nền kinh tế mới nổi. Bà lý giải rằng lãi suất tại Mỹ tăng, kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng lại Khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản, có thể làm cho đồng USD tăng giá, gây khó khăn hơn cho nhiều doanh nghiệp có các khoản nợ bằng đồng USD ở các nền kinh tế mới nổi.
Các nhà đầu tư đã rút vốn ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác, những nơi đã thu hút hàng tỷ USD trong những thập niên trước nhờ lợi nhuận hấp dẫn hơn so với các nền kinh tế phát triển đang trì trệ.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm hơn 1% kể từ đầu năm nay, khiến cho những chủ trương của Trung Quốc liên quan đến tỷ giá trở nên thiếu rõ ràng hơn và làm gia tăng lo ngại nước này có thể đang nới lỏng kiểm soát với chính sách kinh tế, khi nền kinh tế có khả năng tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 25 năm.
Bà Lagarde cảnh báo về những biến động tỷ giá mạnh hơn do sự thiếu rõ ràng về chính sách kinh tế và mức độ tăng trưởng kinh tế./.
Trong tương lai gần các tập đoàn Trung Quốc sẽ bắt đầu bước ra toàn cầu và cạnh tranh trực tiếp với thung lũng Silicon.
Trên lý thuyết, lãi suất âm không có rủi ro. Tuy nhiên chúng đang che đậy một thực tế trái lại hoàn toàn. Lãi suất âm có lợi cho chính phủ tuy nhiên lại gây ra áp lực tài chính cho thị trường.
Theo chiến lược gia tại ngân hàng Pháp Societe Generale, Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá sẽ tạo ra làn sóng giảm phát trên thế giới và đẩy Mỹ rơi vào cuộc suy thoái mới.
Sau phiên phục hồi khá mạnh hôm qua, sáng nay (15/1/2016 – giờ Việt Nam), đồng USD lại quay đầu giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Hiện 1 USD đổi được 0,9195 EUR; 117,9800 JPY; 0,6937 GBP; 1,0047 CHF…
Lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc vẫn tăng 6,4% so với năm 2014, bất chấp hiện trạng nền kinh tế không "thuận buồm xuôi gió".
Nếu chuyển đổi theo giá trị của đồng USD năm 1998 – năm mà giá dầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980, giá dầu thô xuất đi của Saudi chỉ còn chưa đến 17 USD/thùng.
Đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá, người dân Trung Quốc kéo nhau tới ngân hàng và cửa hàng thu đổi ngoại tệ, gây ra tình trạng cung không đủ cầu, nhất là đối với đồng USD.
Đồng USD lại quay đầu giảm so với đồng euro và yên Nhật sau khi ấn phẩm Beige Book của Fed được công bố. Tuy nhiên đồng bạc xanh vẫn tăng nhẹ so với các đồng tiền châu Âu khác. Sáng nay (14/1/2016 – giờ Việt Nam) 1 USD đổi được 0,9189 EUR; 117,5200 JPY; 0,6942 GBP; 1,0067 CHF…
Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB, ngân hàng trung ương) dự báo thua lỗ của cả năm 2015 sẽ vào khoảng 23 tỷ franc (23 tỷ USD), mà nguyên nhân chính do sự mất giá của các ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ.
Ông Han cũng nói với những người theo dõi ở New York rằng “những nhân tố kinh tế cơ bản quyết định tỷ giá nhân dân tệ không bị biến động mạnh”, phủ định nỗi lo lắng về việc dòng vốn bị rút ra ồ ạt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự