Giấy bạc 500 EUR, tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền chung châu Âu, có thể sắp biến mất, vì nó thường được sử dụng trong các hoạt động phạm pháp.

Các nhà phân tích tại Bernstein trong đó có Neil Beveridge cho rằng, cầu sẽ đạt đỉnh trong khoảng giữa năm 2030-2035, dẫn lối cho một cơn sốt cuối cùng về giá dầu.
Trong khi những ông lớn vẫn còn đang trong vòng đám phán Doha về sản lượng dầu, công ty quản lý quỹ Sanford C. Bernstein & Co. đã nhìn thấy một viễn cảnh đáng mong đợi. Siêu chu kỳ có thể xảy ra và nhà đầu tư có khả năng kiếm bội tiền từ giá dầu tăng.
Tuy nhiên họ sẽ phải đợi thêm một thời gian dài.
Đến năm 2020, nhu cầu dầu tại các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng khoảng 1,4%, con số đáng kể so với thập kỷ trước. Các nhà phân tích tại Bernstein trong đó có Neil Beveridge cho rằng, cầu sẽ đạt đỉnh trong khoảng giữa năm 2030-2035, dẫn lối cho một cơn sốt cuối cùng về giá dầu trước khi khí đốt bị thay thế bởi những nguyên liệu hiệu quả hơn và những phương tiện chạy bằng điện trở nên phổ biến.
Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ có nhiều siêu chu kỳ trước khi cầu dầu mỏ đạt đỉnh trong năm 2020-2035. Bernstein cho rằng, “giả định này sẽ dẫn đến nguồn cung bị siết chặt do OPEC trở thành nguồn cung chính giống như những năm 1970.
Cuối thập kỷ 21, thế giới sẽ được hưởng nguồn cung dầu tốt với mức giá khoảng 60USD – 70USD/thùng. Giá dầu khá thấp sẽ làm nguồn cung tăng và đạt đỉnh vào giai đoạn 2016-2020.
Kết thúc phiên hôm qua (18/4), giá dầu rớt mạnh nhất trong 2 tháng sau khi cuộc hội đàm về giá dầu kết thúc mà không giải quyết được vấn đề hạn chế nguồn cung dầu. Saudi Arabia cho biết, quốc gia này sẽ hạn chế sản lượng bất kể các nhà sản xuất khác bao gồm cả Iran sẽ bắt đầu sản xuất dầu trở lại trong năm nay.
Nhu cầu dầu tại các nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ tăng từ 94,6 triệu thùng/ngày lên 100 triệu thùng/ngày đến năm 2020 và 108 triệu thùng trong giai đoạn 2030-2035. Tại các quốc gia phát triển, nhu cầu dầu bắt đầu giảm trong tiến trình phát triển của ngành năng lượng hướng đến những nguồn năng lượng hiệu quả.
Nếu dầu đá phiến Mỹ đạt đỉnh trước khi nhu cầu về loại dầu này tăng, thế giới sẽ phải quay trở lại mức giá dầu cao hơn. Dầu cát tại Canada sẽ có cớ để tăng giá. Trong siêu chu kỳ trước, tức giai đoạn những năm 1970 và 2000, giá dầu sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát đã tăng khoảng 10 lần.
Đến năm 2100, dầu mỏ sẽ thất sủng do ngành năng lượng sạch chiếm ưu thế. Khi đó sự lao dốc của giá dầu cùng với tăng trưởng kinh tế cũng không thể tạo ra cơn sốt nhu cầu dầu như hiện nay.
Giấy bạc 500 EUR, tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền chung châu Âu, có thể sắp biến mất, vì nó thường được sử dụng trong các hoạt động phạm pháp.
Đồng USD quay đầu khá mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là đồng yên Nhật sau khi biên bản cuojc họp chính sách tháng 1 của Fed được công bố cho thấy rất có thể Fed sẽ thay đổi kế hoạch tăng lãi suất do những bất ổn hiện nay. Sáng nay (19/2/2016 - giờ Việt Nam) 1 USD đổi được 0,8989 EUR; 112,8400 JPY; 0,6982 GBP; 0,9913 CHF…
Núi nợ của Trung Quốc đang ngày một chồng chất, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ vỡ nợ.
Trung Quốc đã bỏ hàng tỉ USD nợ Mỹ trong năm 2015. Một số nước khác như Nhật Bản, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ cũng có động thái tương tự Đại lục.
Đồng USD lại quay đầu giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là đồng yên Nhật trong phiên sáng nay (18/2/2016 - giờ Việt Nam). Trong khi đồng yên vẫn được các nhà đầu tư xem là tài sản an toàn trong thế giới đầy bất ổn hiện nay. Hiện 1 USD đổi được 0,8976 EUR; 113,9000 JPY; 0,6993 GBP; 0,9914 CHF…
Theo Bank of America Corp, quỹ hưu trí GPIF của Nhật Bản sẽ mua cổ phiếu trong nước với tổng giá trị 6,2 nghìn tỷ yên (tương đương với 54 tỷ USD) để cân đối lại danh mục trong bối cảnh lãi suất âm.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 1% trong ngày 15-2, ngày đầu tiên mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa.
Đồng USD không có nhiều biến động trong phiên sáng nay (17/2/2016 - giờ Việt Nam) sau khi đã tiếp tục phục hồi trong phiên hôm qua sau động thái tiếp tục nới lỏng tiền tệ của nhiều NHTW lớn trên thế giới. Hiện 1 USD đổi được 0,8974 EUR; 114,0300 JPY; 0,6991 GBP; 0,9883 CHF…
Đồng USD vẫn duy trì được đà tăng nhẹ trong phiên sáng nay (16/2/2016 - giờ Việt Nam) sau khi đã tăng khá mạnh trong phiên hôm qua sau các dữ liệu kinh tế khá tích cực tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,8965 EUR; 114,8300 JPY; 0,6929 GBP; 0,9878 CHF…
Đồng USD tăng giá khá mạnh so với đồng tiền chung và yên Nhật trong phiên sáng nay (15/2/2016 - giờ Việt Nam) sau các dữ liệu kinh tế khá tích cực tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,8910 EUR; 113,6500 JPY; 0,6891 GBP; 0,9790 CHF…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự