Tờ The Wall Street Journal đã ví von, quyết định của FED dường như đã hất đổ con cờ domino đầu tiên của chuỗi phản ứng kinh tế dây chuyền tích cực.

Quỹ đầu tư Pimco dự báo Trung Quốc sẽ phải mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Quỹ đầu tư Thái Bình Dương PIMCO cho rằng đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ giảm thêm 7% nữa, sau khi hơn 1 tháng trước NHTW nước này vừa có động thái phá giá đồng nhân dân tệ và khiến các thị trường mới nổi lao đao.
Theo dự báo của PIMCO, PBOC sẽ cắt giảm 0,75% đối với lãi suất huy động tiền gửi và giảm 200 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Các đồng tiền mới nổi của châu Á (trong đó có won của Hàn Quốc và ringgit của Malaysia) sẽ tiếp tục giảm giá.
Quyết định phá giá nhân dân tệ hôm 11/8 của Trung Quốc làm dấy lên nỗi lo lắng về khả năng đối phó với tăng trưởng suy giảm của Trung Quốc. Gần 2 tháng sau động thái này, các thị trường trên toàn thế giới vẫn chưa thể hồi phục. Chỉ số Shanghai Composite giảm 29% trong quý III, mạnh nhất kể từ quý I năm 2008. Các đồng tiền châu Á cũng giảm mạnh nhất trong 7 năm.
Báo cáo của PIMCO cũng nhận định chi tiêu vốn của khu vực tư nhân cùng với giá bất động sản ở Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm, nguy cơ tạo ra những tác động tiêu cực lây lan sang cả thị trường lao động và chi tiêu tiêu dùng. Do đó PIMCO kỳ vọng PBOC sẽ có những phản ứng mạnh mẽ về chính sách tiền tệ.
Quỹ này dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,5 đến 6,5% mỗi quý trong 4 quý tới, so với mức 7% của quý II. Đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá 6,8% so với USD.
Quyết định phá giá hôm 11/8 khiến nhân dân tệ giảm giá 2,5% so với USD trong quý III, khiến người dân Trung Quốc phải trả giá đắt hơn cho những hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại ở châu Á. Chỉ số Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar Index cũng giảm 4% trong cùng kỳ
Tờ The Wall Street Journal đã ví von, quyết định của FED dường như đã hất đổ con cờ domino đầu tiên của chuỗi phản ứng kinh tế dây chuyền tích cực.
Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.
Đồng USD đã phục hồi trở lại so với euro và đồng yên Nhật ngay khi bước vào tuần giao dịch mới (sáng nay 21/12 - giờ Việt Nam. Hiện 1 USD đổi được 0,9203 EUR; 121,2000 JPY; 0,6705 GBP; 0,9921 CHF…
Các nhà đầu tư tự do và các chuyên gia tranh cãi gay gắt về hướng đi của giá vàng ngắn hạn trọng tuần tới (21-26/12), cũng là tuần nghỉ lễ.
Sự hưng phấn trước việc Fed tăng lãi suất nhanh chóng đi qua, đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/12 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,9201 EUR; 121,1600 JPY; 0,6714 GBP; 0,9922 CHF…
Các chuyên gia kinh tế đã có những phân tích về tác động của quyết định nâng lãi suất mà FED vừa đưa ra trong ngày hôm nay ở châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung.
Có tổng định giá lên đến gần 500 tỷ USD nhưng các công ty khởi đầu làn sóng "kinh tế chia sẻ” tại Mỹ vẫn trì hoãn các vụ niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO).
Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi cá nhân, chi phí đi vay của các chính phủ và công ty.
Thời đại của chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn chưa khép lại tại những nền kinh tế chính trên thế giới.
Tổng công tố viên Pháp cho biết vụ việc trên, vốn đã xảy ra cách đây 20 năm, sẽ do các thẩm phán của Tòa án Công lý Pháp phụ trách.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự