Trung Quốc đang sở hữu dự trữ vàng lớn thứ 6 thế giới, sau Mỹ, Đức, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Italy và Pháp...

Sau cuộc họp hàng quý của Ủy ban chính sách tài chính (FPC) thuộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cuối tuần qua, BoE đã cảnh báo về một số nguy cơ đe dọa sự ổn định tài chính của Anh.
Theo đó, các ngân hàng nước này dễ bị tổn thương trước sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc cũng như của các thị trường mới nổi.
Sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động cho vay đầu tư vào nhà đất cũng là mối quan ngại lớn đối với các ngân hàng Anh.
Một số giả định về tình hình hoạt động của các ngân hàng tại Xứ sở sương mù vào thời điểm cuối năm cũng đã tính tới cả viễn cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, cùng với đó là khả năng giá nhà đất ở Trung Quốc đại lục và đặc khu hành chính Hong Kong giảm.
Đây sẽ là thử thách không nhỏ đối với hai ngân hàng lớn của Anh làHSBC và Standard Chartered, bởi phần lớn lợi nhuận của họ đều từ châu Á.
BoE nhấn mạnh duy trì sự ổn định tài chính hiện là một thách thức đối với Anh, trong bối cảnh thị trường cho vay đầu tư nhà đất gia tăng nhanh chóng, cụ thể là tăng tới 40% kể từ năm 2008 và hiện chiếm tới 16% tổng cho vay mua nhà.
Điều này sẽ tạo ra rủi ro rất lớn đối với sự ổn định tài chính, nếu các tiêu chuẩn cho vay trở nên lỏng lẻo.
Một báo cáo công bố trong tháng này cho hay hoạt động cho vay đầu tư mua nhà tại Anh tăng mạnh trong Hè qua trước khả năng lãi suất sẽ tăng trong 12 tháng tới.
Chính phủ Anh cũng đang cân nhắc việc liệu có cho phép BoE được quyền can thiệp vào hoạt động cho vay đầu tư nhà đất thông qua biện pháp hạn chế các khoản cho vay hay không.
Thanh khoản trên thị trường cũng là mối quan ngại ngày càng lớn đối với không chỉ các ngân hàng Anh mà còn với các ngân hàng trên toàn thế giới kể từ sau vụ lao dốc mạnh của thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ hồi tháng 10/2014.
Tuy tình trạng này chỉ diễn ra trong vài phút, song nó để lại sự ám ảnh cho các nhà đầu tư rằng ngay cả một thị trường lớn với tài sản có mức độ an toàn cao cũng có thể đánh mất sự ổn định trong phút chốc.
FPC đã đề nghị Cơ quan quản lý tài chính (FCA) của Anh xem xét chiến lược của các công ty quản lý tài sản liên quan đến việc quản lý thanh khoản trong cả điều kiện bình thường lẫn thời điểm khó khăn.
FCA đã khảo sát 17 công ty quản lý khoảng 143 quỹ đầu tư. FCA dự kiến sẽ công bố một báo cáo về vấn đề này vào cuối năm nay.
Trung Quốc đang sở hữu dự trữ vàng lớn thứ 6 thế giới, sau Mỹ, Đức, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Italy và Pháp...
Sáng nay (2/10 - giờ Việt Nam) đồng USD phục hồi nhẹ trở lại so với đồng euro và yên nhật sau khi sụt giảm khá mạnh trong phiên hôm qua. Nhung, đồng bạc xanh vẫn giảm giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Hiện 1 USD đổi được 0,8936 EUR; 119,9900 JPY; 0,6603 GBP; 0,9769 CHF…
Đồng USD phục hồi khá mạnh trở lại trong sáng nay (1/10 - giờ Việt Nam) sau số liệu việc làm khả quan tại Mỹ càng làm tăng kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong năm nay. Hiện 1 USD đổi được 0,8957 EUR; 120,2100 JPY; 0,6609 GBP; 0,9751 CHF…
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) vừa hạ lãi suất cơ bản từ 7,25% xuống 6,75%, vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích.
Dựa vào mức thay đổi tỷ giá trên thị trường chợ đen, nhà kinh tế Steve Hanke cho rằng chi phí của sinh hoạt của Venezuela đang tăng với tốc độ chóng mặt 722% mỗi năm.
Mặc dù niềm tin tiêu dùng tháng 9 tại Mỹ tăng mạnh, nhưng đồng USD vẫn tiếp tục giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong sáng nay (30/9 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,8886 EUR; 119,8000 JPY; 0,6597 GBP; 0,9713 CHF…
Sau khi đã giảm khá mạnh trong phiên hôm qua, sáng nay (29/9 - giờ Việt Nam) đồng USD vẫn tiếp tục suy giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, ngoại trừ đồng Bảng Anh. Hiện 1 USD đổi được 0,8887 EUR; 119,6900 JPY; 0,6594 GBP; 0,9726 CHF…
Đồng USD quay đầu giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong sáng nay (28/9 - giờ Việt Nam) sau khi đã tăng lên cao nhất 1 tháng trong phiên cuối tuần trước nhờ số liệu GDP quý 2 khả quan tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,8930 EUR; 120,3200 JPY; 0,6578 GBP; 0,9792 CHF…
Tiền tệ các nước mới nổi lại trượt giá, xuống mức thấp kỷ lục giữa lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và sự thiếu chắc chắn của khả năng tăng lãi suất từ Mỹ.
Động thái phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc cùng với đà suy giảm kinh tế khiến dòng tiền rút mạnh khỏi nước này.
Tiền tháo chạy khỏi Trung Quốcnhà đầu tư tháo chạy khỏi trung quốc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự