Reuters thu được tài liệu cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) đang ấp ủ kế hoạch phát triển trung tâm tài chính mới thay thế cho London.

Hàng loạt dự án, kế hoạch đầu tư và các khoản vay mềm của Trung Quốc trở thành đề tài gây tranh luận ở Malaysia kể từ năm 2015 sau khi Bắc Kinh giúp đỡ Quỹ Đầu tư quốc gia 1MDB, vốn đang gánh khoản nợ khổng lồ.
Các hoạt động gia nhập thị trường tài chính sâu rộng của Trung Quốc ở Malaysia đang bắt đầu bị soi kỹ sau thất bại của thỏa thuận dự án khu đô thị Bandar Malaysia hồi tuần trước.
Công ty TRX City - từng là một đơn vị của 1MDB, nay thuộc sự kiểm soát của Bộ Tài chính Malaysia - đã hủy bỏ thỏa thuận Bandar Malaysia trị giá 1,7 tỉ USD với một công ty liên doanh Malaysia - Trung Quốc. Xuất hiện thông tin cho rằng Trung Quốc đòi hỏi nhiều lợi thế hơn từ phía Malaysia là nguyên nhân khiến thỏa thuận này thất bại.
Sau thương vụ bất thành này, chính phủ Malaysia bắt đầu kiểm soát tất cả hợp đồng trị giá hàng trăm tỉ USD được ký kết giữa 2 nước kể từ khi Kuala Lumpur bị ảnh hưởng vì giá dầu lao dốc vào năm 2014.
Trong một thập kỷ qua, các khoản đầu tư và khoản cho vay của Trung Quốc đổ vào Malaysia đã tạo ra cơn bão chính trị khi những nhân vật có quan điểm phản đối như cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad lo ngại nước này sẽ phải trả giá đắt vì điều đó.
Sự sụp đổ của thỏa thuận Bandar Malaysia nêu trên khiến nhiều người cho rằng các khoản tài trợ của Trung Quốc thường đi kèm điều kiện "khó nuốt".
Đối với các doanh nhân Malaysia, sự hiện diện của Trung Quốc còn đi cùng với một nỗi lo khác. Họ chia sẻ với tờ Sunday Times ngày 7-5 rằng Trung Quốc có xu hướng mang theo lao động lành nghề bên cạnh những người không có tay nghề vào Malaysia, nhập khẩu các vật liệu như thép và máy móc từ Trung Quốc cũng như thực hiện các dự án với tốc độ và quy mô không tương xứng với hầu hết các công ty của Malaysia.
Theo Ngân hàng Thế giới và Cục Thống kê Malaysia, các công ty nhà nước Trung Quốc đã xây dựng và đầu tư nhiều dự án trị giá 35,6 tỉ USD vào Malaysia từ năm 2010-2016. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sang Malaysia tăng gấp đôi trong một thập kỷ qua, vượt xa kim ngạch xuất khẩu của Malaysia sang Trung Quốc.
Sự phát triển đột ngột và nhanh chóng trong những năm qua cùng với quy mô lớn của các công ty từ nền kinh tế số 2 thế giới đã làm dấy lên nỗi lo sợ đối với các doanh nghiệp Malaysia. Ông Datuk Michael Kang, Chủ tịch Hiệp hội SME Malaysia, lo ngại: "Vấn đề là Trung Quốc sẽ sở hữu và kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng".
Xuân Mai
Theo nld.com.vn
Reuters thu được tài liệu cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) đang ấp ủ kế hoạch phát triển trung tâm tài chính mới thay thế cho London.
Theo nghiên cứu của Oxfam, năm 2015, 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu khai báo 26% tổng lợi nhuận của họ, tương đương với khoảng 25 tỷ Euro tại các “thiên đường thuế”, trong đó Ireland và Luxembourg là 2 "thiên đường thuế" được ưa chuộng nhất.
Nghe có vẻ lạ nhưng nhiều công ty bảo hiểm bỗng chốc trở thành người hưởng lợi từ đợt tấn công quy mô toàn cầu bằng mã độc WannaCry.
Quy mô bảng cân đối ở mức bình thường mới của Fed có thể là 2.500 tỷ USD, so với mức 850 tỷ USD trước khủng hoảng.
Dalio lo rằng nợ đang tăng lên trong hệ thống, cộng thêm chi phí lương hưu và y tế, có thể tạo ra "cú sốc" cho nền kinh tế và thị trường.
Liệu các thị trường mới nổi sẽ bị mất đà tăng hiện nay do các động thái kiểm soát tín dụng tại Trung Quốc?
Động thái thắt chặt kiểm soát vốn của Bắc Kinh gần đây đã làm giảm sức mạnh sử dụng đồng tệ tại nước ngoài. Giới quan sát đang đặt ra câu hỏi liệu đồng tệ có bước tiếp hay dừng lại trên chặng đường quốc tế hóa.
Chính phủ Indonesia đang lo ngại bị Việt Nam và Thái Lan cạnh tranh mạnh trong thu hút dòng vốn FDI vào khu vực.
Ngân hàng Phát triển châu Á và Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 vào ngày 3.5 ký kết Bản ghi nhớ củng cố quan hệ hợp tác trong nỗ lực ủng hộ ASEAN và Hàn Quốc - Nhật Bản - Trung Quốc.
Trong các giao dịch ngoại thương của các công ty Nhật nửa cuối năm 2016, tỷ lệ sử dụng đồng yen đã lên mức 46%, so với USD là 48%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự