Sau phiên phục hồi khá mạnh hôm qua, sáng nay (24/12 – giờ Việt Nam), đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là yên Nhật. Hiện 1 USD đổi được 0,9158 EUR; 120,7800 JPY; 0,6719 GBP; 0,9895 CHF…

Giới chức Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, trong đó có mở rộng thâm hụt tài khóa và bơm vốn cho thị trường nhà đất.
Theo thông tin được công bố vào cuối Hội nghị kinh tế Trung ương được Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc mong muốn thực hiện chính sách tiền tệ “linh hoạt hơn” và chính sách tài khóa “mạnh mẽ hơn” nhằm tạo ra các điều kiện tiền tệ phù hợp cho cải cách. Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn nâng tỷ lệ thâm hụt ngân sách lên một cách từ từ.
Trong khi hối thúc cải cách và hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tín dụng, các lãnh đạo Trung Quốc cũng lo ngại về việc nền kinh tế giảm tốc quá mạnh. “Giọng điệu về tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác đều mang tính chất ủng hộ kích thích”, các chuyên gia đến từ ngân hàng Goldman Sachs nhận định về thông báo của giới chức Trung Quốc.
Mark Williams, chuyên gia kinh tế trưởng châu Á tại Capital Economics, nhận định rằng Trung Quốc đang đối mặt với thách thức phải lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, do đó ít nhất là trong ngắn hạn chúng ta sẽ nhìn thấy những nỗ lực nới lỏng nhằm vực dậy nền kinh tế.
Năm nay Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7%. Mục tiêu này đang bị đe dọa và dù đạt được thì Trung Quốc vẫn sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990.
Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ người dân ở nông thôn mua nhà ở thành phố và khuyến khích giảm giá nhà để giải quyết tình trạng tồn kho bất động sản. Các công ty bất động sản sẽ bị tinh giản và buộc phải thay đổi chiến lược thị trường.
Chính sách tiền tệ linh hoạt vẫn là ý tưởng chủ đạo của Trung Quốc trong mấy tháng gần đây. NHTW Trung Quốc cũng đang hướng tới cái được gọi là “hành lang lãi suất” để kiểm soát chi phí đi vay, thay vì trực tiếp thiết lập lãi suất cho vay và huy động như mô hình cũ. Nguồn tin thân cận cho biết PBOC đang tiến hành khảo sát trên các ngân hàng về khả năng và những tác động của việc dỡ bỏ lãi suất cho vay và huy động cơ bản.
Sau phiên phục hồi khá mạnh hôm qua, sáng nay (24/12 – giờ Việt Nam), đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là yên Nhật. Hiện 1 USD đổi được 0,9158 EUR; 120,7800 JPY; 0,6719 GBP; 0,9895 CHF…
Những dự báo chính xác nhất về cổ phiếu, trái phiếu và các kim loại quý trong năm 2015 đem đến cho nhà đầu tư một lời cảnh báo để bước vào năm 2016: đừng tin vào lời tiên tri của đám đông.
Ngày càng có nhiều nhà đầu cơ mua vào các hợp đồng quyền chọn đặt cược giá dầu giảm sâu trong năm tới...
Bất chấp những chuyển động tích cực của kinh tế Mỹ, đồng USD tiếp tục suy giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt, ngoài trừ euro và Franc Thụy Sĩ. Sáng nay (23/12 - giờ Việt Nam), 1 USD đổi được 0,9140 EUR; 121,0300 JPY; 0,6744 GBP; 0,9885 CHF…
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 21/12 đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.
Ngân sách dành cho ODA năm 2016 sẽ tăng gần 2% so với 2015.
Dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khối OPEC vốn đang lung lay.
Tình trạng “mua tin đồn, bán thực tế” đang diễn ra với đồng USD khi đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu so với đồng euro sau khi Fed tăng lãi suất. Sáng nay (22/12 - giờ Việt Nam), 1 USD đổi được 0,9155 EUR; 121,2100 JPY; 0,6718 GBP; 0,9921 CHF…
Tờ The Wall Street Journal đã ví von, quyết định của FED dường như đã hất đổ con cờ domino đầu tiên của chuỗi phản ứng kinh tế dây chuyền tích cực.
Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự