Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Tân Hoa xã cho biết, hôm 29/8, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua kế hoạch nội các nhằm kiểm soát tổng nợ chính phủ trong nước ở mức 16 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) (tương đương 2,5 nghìn tỷ USD) trong năm nay.

Ngày 26/8, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thông báo đang nỗ lực đạt mục tiêu thu hút 20 tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 26/8, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thông báo đang nỗ lực đạt mục tiêu thu hút 20 tỷ USD đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong năm nay, tức là tăng gấp đôi so với mức của năm 2014, nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc mong muốn nước này trở thành một điểm đến mang tính chiến lược của nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách thâm nhập các thị trường châu Á dựa trên cơ sở những Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Hàn Quốc đã ký kết với các nền kinh tế lớn khác.
Theo Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Yoon Sang-jick, Hàn Quốc mong muốn thu hút ít nhất 50 công ty đa quốc gia đầu tư vào nước này.
Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ nỗ lực thu hút các nhà đầu tư tư nhân đến từ Trung Quốc và khu vực Trung Đông tới kinh doanh tại các khu kinh tế tự do (FEZ) thông qua việc quảng bá về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh và cư trú, cũng như các chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư.
Dự kiến, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc sẽ loại bỏ nhiều quy định hiện hành đang cản trở các công ty và nhà đầu tư hoạt động trong các FEZ.
Theo một quan chức bộ trên, các công ty không phải của Hàn Quốc sẽ được miễn một số quy định hành chính khi lập nhà máy và các cơ sở khác, cũng như được phép tự do thuê công nhân không phải người Hàn Quốc.
Các nhân viên y tế nước ngoài làm việc tại các FEZ sẽ được kéo dài thời hạn lưu lại Hàn Quốc.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Tân Hoa xã cho biết, hôm 29/8, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua kế hoạch nội các nhằm kiểm soát tổng nợ chính phủ trong nước ở mức 16 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) (tương đương 2,5 nghìn tỷ USD) trong năm nay.
Việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới, đặc biệt là ngành tài chính gần đây.
Thái Lan bất ngờ nới lỏng quy định cho phép các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. Động thái này làm dấy lên lo ngại dòng vốn rút khỏi Thái Lan sẽ tăng.
Thị trường toàn cầu rối loạn trong những tuần qua là do lo ngại về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, chứ không phải do đồng Nhân dân tệ bị phá giá gây nên, một quan chức cấp cao thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhận định.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất vào tháng 9 tới. mặc dù một số quan chức Fed thừa nhận nếu thị trường tài chính biến động tiêu cực trong thời gian dài có thể sẽ khiến Fed hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ.
4 ngân hàng tư nhân đang nổi lên như những nhân tố thành công, góp phần giúp Nga ổn định nền kinh tế.
Tổng thống Argentina Cristina Fernández cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu khiến đang dần hiện hữu một cuộc chiến tiền tệ giữa các nước.
Theo Goldman Sachs mặc dù nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện nhiều biến động nhưng điều này không có nguy cơ ảnh hưởng tới viễn cảnh phát triển của kinh tế thế giới.
Chiều hướng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cộng thêm sự yếu đi của đồng nhân dân tệ có thể coi là tác nhân kép gây thiệt hại đáng kể cho lĩnh vực xuất khẩu của Eurozone và Nhật Bản.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 27-8 đã ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,4085 nhân dân tệ/USD, mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự