Theo Goldman Sachs mặc dù nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện nhiều biến động nhưng điều này không có nguy cơ ảnh hưởng tới viễn cảnh phát triển của kinh tế thế giới.

Vào lúc 14h49 tại New York, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco giảm 0,4% xuống 1.120,8 USD/ounce từ mức chốt phiên 3/9 ở 1.125 USD/ounce.
Ngoài ra, giá vàng giao tháng 12/2015 cũng giảm 0,3% xuống 1.121,4 USD/ounce. Như vậy, đây là tuần giảm thứ 2 liên tiếp của giá vàng.
Phiên 4/9, giá vàng giảm do báo cáo việc làm tháng 8 không đạt được như kỳ vọng của giới đầu tư. Cụ thể trong tháng 8, kinh tế Mỹ có thêm 173.000 việc làm mới, đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp nhất kể từ tháng 4/2008 ở 5,1%.
Một nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Fed nhận định rằng, số liệu trên thị trường việc làm Mỹ khá tốt nhưng vẫn chưa thể thay đổi triển vọng của chính sách tiền tệ.
Giá vàng chịu áp lực một phần do thiếu lực mua từ phía thị trường Trung Quốc khi nước này tạm ngừng giao dịch để kỷ niệm ngày kết thúc Thế chiến II. Ngày 7/9, thị trường tài chính Mỹ cũng sẽ nghỉ lễ.
Ngoài ra, giá vàng tại Ấn Độ cũng đã giảm xuống mức giá chuẩn toàn cầu lần đầu tiên kể từ giữa tháng 7/2015. HSBC cho biết, mặc dù nhập khẩu vàng trong tháng 8 lên cao nhưng nhu cầu tiêu thụ tại Ấn Độ có vẻ chậm lại.
Theo Capital Economics, đám cưới và lễ hội vẫn được xem là 2 thời điểm tốt lành để người dân Ấn Độ mua vàng. Tuy nhiên theo lịch của đạo Hindu, số ngày được xem là thuận lợi để kết hôn trong năm 2015 giảm 30% so với năm ngoái.
Nhu cầu tiêu thụ vàng có thể sẽ phục hồi trong quý III trước khi Ấn Độ bước vào mùa đám cưới và lễ hội trong quý IV, Capital Economics dự đoán.
Bên cạnh đó, Australia cũng ghi nhận doanh số bán đồng tiền vàng và thỏi vàng ở xưởng Perth giảm trong tháng 8.
Cùng với vàng, giá bạc và bạch kim lần lượt giảm 1,8% và 1,3%. Ngược lại, giá palladium tăng 0,8%.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Theo Goldman Sachs mặc dù nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện nhiều biến động nhưng điều này không có nguy cơ ảnh hưởng tới viễn cảnh phát triển của kinh tế thế giới.
Chiều hướng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cộng thêm sự yếu đi của đồng nhân dân tệ có thể coi là tác nhân kép gây thiệt hại đáng kể cho lĩnh vực xuất khẩu của Eurozone và Nhật Bản.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 27-8 đã ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,4085 nhân dân tệ/USD, mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Có điều gì đó tồi tệ đã và đang xảy ra bên trong những nền kinh tế mới nổi vừa mới đây vẫn được xem là đang dần hình thành sự ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế toàn cầu, thậm chí là ảnh hưởng tới cả tương lai của thế giới.
Ngân hàng trung ương Indonesia quyết định giữ nguyên mức lãi suất chuẩn 7,5%, duy trì liên tục trong 6 tháng qua nhằm duy trì sự ổn định của đồng nội tệ rupiah.
Rút khỏi đồng nội tệ của nhóm nước mới nổi, nhiều nhà đầu tư rót mạnh vốn vào đồng Euro và đồng Yên...
Đồng Won của Hàn Quốc tiếp tục mất giá ngày thứ 2 liên tiếp và ở mức giá thấp nhất so với đồng USD trong vòng 4 năm qua, do những bất ổn của kinh tế toàn cầu và rủi ro về mặt địa chính trị.
Thông thường, việc đo lường chỉ số USD của Phố Wall và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi kể từ tháng 7/2015.
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đứng đầu danh sách về giá trị tài sản với hơn 3.450 tỷ USD. HSBC là nhà băng ngoài Trung Quốc duy nhất đứng trong Top 5.
Một lần nữa khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất được nhận định là chắc chắn, và liên quan là tỷ giá...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự