Giá vàng tăng trước đồn đoán Fed sẽ trì hoãn kế hoạch nâng lãi suất sang tận năm 2016, khiến USD xuống thấp nhất 3 tuần so với giỏ tiền tệ.

Giá vàng tiếp tục giảm sau khi Fed công bố biên bản họp tháng 9/2015 cho thấy sự lo ngại của các nhà hoạch định chính sách của Fed về kinh tế toàn cầu.
Giá vàng giao ngay tại New York giảm 0,4% xuống 1.139,86 USD/ounce tính đến 15h16, từ mức chốt phiên 7/10 ở 1.145,8 USD/ounce. Sau khi Fed công bố biên bản họp chính sách tháng 9, giá vàng từng tăng 0,5% lên 1.151,2 USD/ounce.
Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco ngày 8/10 (Đường màu xanh lá cây)
Ngoài ra, giá vàng giao tháng 12/2015 cũng giảm 0,4% xuống 1.144,3 USD/ounce.
Biên bản họp Fed trích dẫn lời của các quan chức Fed cho rằng, kinh tế Mỹ đã gần đạt đến ngưỡng đủ để chống chịu một đợt nâng lãi suất trong tháng 9 nhưng do kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng trì trệ nên Fed quyết định hoãn nâng lãi suất để chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn.
Đà giảm của giá vàng trong phiên 8/10 bị hạn chế một phần nhờ thị trường vàng Trung Quốc đã giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài. Giá vàng tại Thượng Hải theo đó tăng 30 USD/ounce.
Hứng thú đầu tư vào vàng của giới đầu tư cũng bắt đàu có dấu hiệu suy yếu khi quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR cho biết, tổng giá trị vàng của quỹ giảm 0,26% xuống 687,2 tấn tính đến ngày 7/10 khi giá vàng mất mốc cao nhất 2 tháng.
Ngoài vàng, giá bạc cũng giảm mạnh 4,4% xuống 15,36 USD/ounce và giá palladium tiếp tục giảm 0,1% xuống 696,5 USD/ounce. Ngược lại, giá bạch kim tăng 0,5% lên 945,245 USD/ounce.
Nguyễn Dung
Theo Reuters, Vinanet
Giá vàng tăng trước đồn đoán Fed sẽ trì hoãn kế hoạch nâng lãi suất sang tận năm 2016, khiến USD xuống thấp nhất 3 tuần so với giỏ tiền tệ.
Đà sụt giảm của đồng USD vẫn tiếp nối trong sáng ngày giao dịch đầu tuần (12/10 – giờ Việt Nam). Hiện 1 USD chỉ đổi được 0,8792 EUR; 120,1500 JPY; 0,6522 GBP; 0,9607 CHF…
Ngoài đồn đoán về thời điểm Fed nâng lãi suất và đà suy yếu của USD, vẫn có những yếu tố nhỏ khác có thể chi phối giá vàng tuần tới trong ngắn hạn.
Đồng USD tiếp tục suy giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 10/10 – giờ Việt Nam) khi kỳ vọng Fed tăng lãi suất trong năm nay đang mờ dần. Hiện 1 USD chỉ đổi được 0,8804 EUR; 120,2700 JPY; 0,6527 GBP; 0,9616 CHF…
Rõ ràng là không có biện pháp nào có thể giúp kiểm soát hay chống lại một cuộc suy thoái khác. Các thị trường tài chính cũng như nền kinh tế trên toàn cầu chỉ có thể hi vọng Fed đang đi đúng hướng.
Đồng USD tiếp tục suy giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt kỳ kỳ vọng Fed tăng lãi suất trong năm nay đang mờ dần. Sáng nay (9/10 – giờ Việt Nam) 1 USD chỉ đổi được 0,8866 EUR; 119,9200 JPY; 0,6552 GBP; 0,9664 CHF…
Thế giới có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới kéo theo suy thoái toàn cầu nếu chính phủ và giới hoạch định chính sách các nước không ngăn được rủi ro đối với sự ổn định của thị trường.
Sáng nay (8/10 – giờ Việt Nam) đồng USD tiếp tục giảm mạnh so với Euro và yên Nhật dù đã phục hồi nhẹ so với nhiều đồng tiền khác. Hiện 1 USD đổi được 0,8885 EUR; 119,9200 JPY; 0,6529 GBP; 0,9724 CHF…
Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đã chính thức đặt vấn đề mở rộng vốn cho tổ chức này, với luận điểm chính là do sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi cũng như những mục tiêu phát triển đầy tham vọng của Liên hiệp quốc (LHQ) được thông qua tháng trước, đồng nghĩa với việc WB cần có một nguồn lực lớn hơn.
Mới đây, Goldman Sachs cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục trì hoãn kế hoạch nâng lãi suất đến tận năm 2016, thậm chí có thể lâu hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự