Đồng USD tăng giá khá mạnh so với đồng tiền chung và yên Nhật trong phiên sáng nay (15/2/2016 - giờ Việt Nam) sau các dữ liệu kinh tế khá tích cực tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,8910 EUR; 113,6500 JPY; 0,6891 GBP; 0,9790 CHF…

Mario Draghi đã mở ra cánh cửa. Giờ đây Janet Yellen phải quyết định bà có muốn bước qua cánh cửa đó hay không.
Tuần trước, Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) đã phát tín hiệu rằng ông sẽ chưa vội bổ sung biện pháp kích thích nền kinh tế bởi các nhà hoạch định chính sách châu Âu cần chờ đợi và quan sát xem những nỗ lực kích thích đem lại kết quả như thế nào.
Việc ECB “hãm phanh” được nhìn nhận là một cơ hội tuyệt vời để nữ Chủ tịch của NHTW quyền lực nhất thế giới nâng lãi suất trong những tháng tới, bởi nguy cơ đồng USD tăng giá mạnh sẽ tăng lên đáng kể nếu chính sách của Fed và ECB ngược chiều nhau một cách rõ ràng.
Theo nhận định của Rob Carnell, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ING Bank, sự thực dành cho ECB là thể trạng kinh tế eurozone không tệ như ông Draghi nghĩ, và do đó đồng euro không giảm giá mạnh như thời gian trước. Điều này tăng thêm dư địa để Fed hành động. Từng dự đoán đến quý III Fed mới tăng lãi suất, giờ đây Carnell không loại trừ khả năng lãi suất sẽ tăng lên trong quý II.
Thị trường nhận định Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) chắc chắn sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 26 – 27/4 tới, và chỉ có 20% dự đoán lãi suất tăng vào tháng 6. Sở dĩ không có nhiều khả năng lãi sẽ tăng vào tháng 6 vì Fed sẽ ra quyết định 8 ngày trước khi Anh trưng cầu dân ý về việc có ở lại Liên minh châu Âu hay không. Nếu Anh ra đi, thị trường tài chính sẽ có nhiều biến động và rõ ràng không có lợi cho Fed. Trong khi đó xác suất lãi suất tăng trong tháng 7 lên đến 34%.
Trong báo cáo được công bố tháng trước, các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự định sẽ có 2 lần tăng lãi suất trong năm nay. Sự hồi phục (dù chậm chạp) của eurozone hỗ trợ cho đồng euro và giúp Fed dễ bề hành động, dù nền kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều thử thách phải vượt qua. Trong những ngày đầu năm 2016, USD đã có lúc chạm mốc cao nhất kể từ 2002 nhưng sau đó đã quay đầu giảm giá.
Stefan Schneider, chuyên gia đến từ Deutsche Bank AG (Frankfurt), cũng nhận định việc ECB “án binh bất động” tạo điều kiện để Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên Fed cũng sẽ không vội vã.
Quý I, đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã chậm lại sau khi hồi phục mạnh mẽ cuối năm ngoái. Vẫn cần thêm thời gian để khẳng định đây chỉ là hiện tượng nhất thời hay kinh tế Mỹ sẽ lại rơi vào trạng thái trì trệ không thể phục hồi.
Ngoài ra, lạm phát – một trong hai yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến quyết định của Fed – vẫn đang ở mức quá thấp. Lạm phát chịu ảnh hưởng của đồng USD mạnh cùng giá năng lượng và chưa thể chạm đến mục tiêu mà Fed đề ra. Dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 5%, thị trường lao động Mỹ vẫn khiến người ta phải hoài nghi vì tiền lương tăng rất chậm.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận đã nhiều rủi ro được nhắc tới trong các cuộc tranh luận của Fed đã phai nhạt. Điều kiện trên thị trường tài chính đã trở nên “dễ thở” hơn và triển vọng của kinh tế Trung Quốc cũng ổn định trở lại. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ giảm tốc chậm hơn so với những dự đoán trước đây.
Ngoài ra, những số liệu được công bố gần đây đều cho thấy kinh tế Trung Quốc đang dần đi vào ổn định.
Đồng USD tăng giá khá mạnh so với đồng tiền chung và yên Nhật trong phiên sáng nay (15/2/2016 - giờ Việt Nam) sau các dữ liệu kinh tế khá tích cực tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,8910 EUR; 113,6500 JPY; 0,6891 GBP; 0,9790 CHF…
Từ ngày 16.2 tới đây, Nhật Bản sẽ gia nhập câu lạc bộ các nước áp dụng lãi suất tiêu cực với mức -0,1%. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với nền kinh tế của quốc gia Đông Á?
Sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Thụy Điển áp dụng lãi suất âm, dưới đây là 5 nước khác cũng có thể áp dụng chính sách tương tự trong tương lai gần.
Năm 2016, vàng đã có khởi đầu tốt nhất kể từ 1980 khi giới đầu tư tìm kiếm hầm trú ẩn do chứng khoán lao dốc, kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Đồng USD đã ổn định trở lại trong phiên sáng nay (5/2/2016 - giờ Việt Nam) sau khi tiếp tục giảm mạnh trong phiên hôm qua sau số liệu kinh tế yếu kém tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,8924 EUR; 116,8700 JPY; 0,6861 GBP; 0,9934 CHF…
Đồng USD phục hồi nhẹ trở lại trong phiên sáng nay (4/2/2016 - giờ Việt Nam) sau khi tiếp tục giảm mạnh trong phiên hôm qua sau số liệu kinh tế yếu kém tại Mỹ. Hiện 1 USD đổi được 0,9018 EUR; 117,9900 JPY; 0,6856 GBP; 1,0053 CHF…
Đây có thể là quốc gia đầu tiên trả thu nhập cơ bản hàng tháng vô điều kiện cho mọi người dân...
Đồng USD tiếp tục suy giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên sáng nay (2/2/2016 - giờ Việt Nam) do lo ngại triển vọng ảm đạm của kinh tế toàn cầu có thể khiến Fed hoãn lại kế hoạch tăng lãi suất. Hiện 1 USD đổi được 0,9173 EUR; 120,7900 JPY; 0,6930 GBP; 1,0195 CHF…
Đồng USD quay đầu giảm khá mạnh trở lại ngay khi bước vào tuần giao dịch mới (sáng nay 1/2/2016 - giờ Việt Nam) trong khi đồng yên nhật cũng tiếp tục trượt dài sau khi BOJ áp dụng chính sách lãi suất âm. Hiện 1 USD đổi được 0,9221 EUR; 121,2800 JPY; 0,7012 GBP; 1,0222 CHF…
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết, việc cắt giảm lãi suất nhằm mục tiêu kích thích tiêu dùng, tăng đầu tư. Động thái này sẽ giúp hạ mặt bằng lãi suất cho vay nhưng sẽ không tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự