Theo tính toán của tạp chí The Economist, ngoài USD, VND cũng đang bị định giá thấp so với các đồng tiền chủ chốt khác như euro, nhân dân tê, yên Nhật và bảng Anh.

Trong năm 2015, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất từ trước đến nay.
Hãng tin Reuters vừa trích nguồn từ tạp chí kinh doanh Tài Tân củaTrung Quốc cho biết tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt của Trung Quốc đã giảm 10,5% trong năm 2015, xuống còn 3,4 tỷ tấn. Con số này lớn hơn mức 4,7% của năm 2014 và là mức lớn nhất từ trước tới nay.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, cùng với sản lượng điện và tăng trưởng tín dụng là những chỉ số được nhiều chuyên gia phân tích tin dùng hơn cả những con số chính thức do Chính phủ Trung Quốc công bố.
Năm 2007, Thủ tướng Lý Khắc Cường và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh đã nói rằng con số tăng trưởng GDP ở tỉnh ông là không đáng tin cậy. Ông nói với một viên chức ngoại giao Mỹ rằng ông dựa vào các chỉ số khác (trong đó có lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt) để quyết định điều gì đang thực sự diễn ra trong nền kinh tế.
Trong khi lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt cho thấy nền kinh tế Trung Quốc suy giảm đáng kể, đó lại không phải là quan điểm của Chính phủ Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, tờ Nhân dân nhật báo cho rằng chỉ số này sụt giảm không phải do các hoạt động kinh tế yếu đi mà là do Trung Quốc tăng cường sử dụng năng lượng xanh và do đó giảm nhu cầu vận chuyển than đá trên khắp cả nước.
“Những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như thủy điện, năng lượng gió, hạt nhân và khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 16,9% tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong năm 2014, tăng 3,5% so với 2010”.
Từ tháng 1 đến tháng 8/2015, lượng than vận chuyển bằng đường sắt cũng giảm 11,4%, đóng góp tới 6,1% trong tổng mức giảm của khối lượng hàng hóa, bài báo viết.
Không biết lập luận của tờ báo có chính xác hay không và chính xác bao nhiêu phần trăm, nhưng rõ ràng không nhiều người quan sát Trung Quốc tin vào lập luận này.
Theo tính toán của tạp chí The Economist, ngoài USD, VND cũng đang bị định giá thấp so với các đồng tiền chủ chốt khác như euro, nhân dân tê, yên Nhật và bảng Anh.
Sáng nay (8/1/2016 – giờ Việt Nam) đồng USD đã phục hồi trở lại so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi đã suy giảm khá mạnh trong phiên hôm qua. Hiện, 1 USD đổi được 0,9188 EUR; 118,3100 JPY; 0,6831 GBP; 0,9967 CHF…
Cho đến hiện tại thì chưa có dấu hiệu nào cho thấy động thái thả nổi tỷ giá có điều chỉnh cùng những biện pháp hỗ trợ kinh tế khác của chính quyền Bắc Kinh là có hiệu quả rõ ràng.
Đồng USD quay đầu giảm khá mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi biên bản cuộc họp mới đây của FOMC cho thấy Fed vẫn rất thận trọng trong việc tăng lại suất. Sáng nay (7/1/2016 – giờ Việt Nam), 1 USD chỉ đổi được 0,9246 EUR; 117,9900 JPY; 0,6832 GBP; 1,0036 CHF…
Câu chuyện lương thưởng của ngân hàng đã từng được cho là một trong số những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Nhiều năm sau, đó vẫn là chủ đề nóng bỏng đối với các ngân hàng và các nhà hoạt động chính trị.
NHTW Trung Quốc đã liên tục hạ tỷ giá tham chiếu trong 7 phiên gần đây.
Sau khi tăng khá mạnh so với euro trong phiên hôm uqa, sáng nay (6/1/2016 – giờ Việt Nam), USD lại quay đầu giảm nhẹ. Đặc biệt đồng bạc xanh tiếp tục giảm khá mạnh so với Yên Nhật. Hiện 1 USD đổi được 0,9290 EUR; 118,5400 JPY; 0,6818 GBP; 1,0080 CHF…
Năm nay, dòng vốn tháo chạy và những đợt bán tháo trên TTCK có thể sẽ lại gây áp lực buộc NHTW Trung Quốc (PBOC) tiếp tục phải hành động để duy trì tỷ giá ổn định.
Do mức sụt giảm không nhiều, các nhà đầu tư vẫn lạc quan rằng kinh tế châu Âu sẽ tiếp tục đà tăng trưởng từ năm trước.
Đồng USD vẫn duy trì được đà phục hồi nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên sáng nay (5/1/2016 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,9239 EUR; 119,5500 JPY; 0,6797 GBP; 1,0022 CHF…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự