Theo đánh giá của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, sau gần bốn năm tái cơ cấu, khối ngân hàng thương mại cổ phần đã có những chuyển biến khá toàn diện.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho biết dòng vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) rút khỏi thị trường Trung Quốc đang tìm đến những nền kinh tế đang phát triển ổn định hơn, trong đó có Việt Nam.
"Khả năng FED tăng lãi suất vào cuối năm 2015 cũng như trong năm 2016, mặc dù không tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhưng sẽ có ảnh hưởng đối với tâm lý thị trường cũng như mục tiêu ổn định tỷ giá”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.
Theo cơ quan này, thị trường cổ phiếu ổn định trở lại trong tháng 9. VN Index đóng cửa ngày 18/9/2015 tại 566,25 điểm, tăng 0,3% so với cuối tháng 8 và tăng 4,0% so với đầu năm.
Mặc dù khối ngoại bán ròng 1,8 triệu USD trong tháng 9 (tính đến 18/9/2015) trên thị trường cổ phiếu niêm yết nhưng tính từ đầu năm 2015, khối ngoại đã mua ròng 242 triệu USD.
"Nếu FED nâng lãi suất vào cuối năm 2015 cũng sẽ không gây tác động nhiều lên TTCK vì đã được thị trường dự báo và phản ánh vào giá”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.
Khu vực ngân hàng ổn định thanh khoản, tăng trưởng tín dụng tốt, trích lập dự phòng rủi ro tăng. Tính tới 21/9/2015, tổng tín dụng đối với nền kinh tế (cho vay doanh nghiệp, cá nhân, và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 10,5% so với cuối năm 2014, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,26% của 9 tháng đầu năm 2014.
"Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối NHTM giảm”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.
Theo UBGS, tháng 7, khả năng thanh khoản của khu vực ngân hàng khá tốt, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) duy trì ở mức dưới 80%; với huy động và tín dụng ngoại tệ, LDR cũng ở mức dưới 85%; những tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn về thanh khoản.
Tuy vậy, cơ quan này cho rằng mục tiêu phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) đang là một thách thức. Tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu TPCP trong tháng 9/2015 chỉ đạt 20,7%.
Tính từ đầu năm, trái phiếu kỳ hạn 15 năm đã phát hành vượt kế hoạch (133,8%), trong khi đó trái phiếu 5 năm và 10 năm hiện mới đạt 29,4% và 12,8% kế hoạch năm. Tỷ lệ huy động TPCP (kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm đấu thầu qua Kho bạc Nhà nước) thành công là 54% và kỳ hạn phát hành bình quân đạt 7,6 năm (Kỳ hạn phát hành bình quân TPCP năm 2014 là 4,95 năm, năm 2013 là 3,21 năm; năm 2012 là 2,97 năm), đạt thấp (38,5%) so với kế hoạch năm 2015.
Nếu tính cả tín phiếu và trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm, đã thực hiện phát hành 156.480 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 63% nhiệm vụ huy động vốn TPCP cả năm.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng nhận định tình hình doanh nghiệp và đầu tư tư nhân tiếp tục cải thiện. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng/2015 tăng 28,5% về lượng và 31,4% về vốn (so với cùng kỳ 2014). Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đầu tư tư nhân/GDP 9 tháng/2015 ở mức 12,1%, cao hơn mức 11,8% cùng kì 2014. Đầu tư tư nhân cải thiện trước hết nhờ tín dụng tăng trưởng tốt: tính tới 21/9, tổng tín đụng đối với nền kinh tế tăng 10,5% so với cuối năm 2014 (cùng kì 2014 chỉ tăng 7,26%).
"Tình hình doanh nghiệp mặc dù cải thiện nhưng chưa hết khó khăn nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần lớn những doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản trong 6 tháng đầu năm 2015 là doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng”, UBGS bình luận.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho rằng cổ phần hóa DNNN và tái cơ cấu nền kinh tế tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng còn chậm. 6 tháng đầu năm 2015, 61 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa, hoàn thành được 21% kế hoạch (kế hoạch là 289 DNNN cổ phần hóa năm 2015).
Theo đánh giá của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, sau gần bốn năm tái cơ cấu, khối ngân hàng thương mại cổ phần đã có những chuyển biến khá toàn diện.
Khi Moscow tiến hành các cuộc không kích tại Syria, châu Âu nhận ra rằng, Putin trở thành người không thể thiếu trong các nỗ lực giải quyết những bất ổn đang gây nguy hiểm cho an ninh châu lục này.
Quyết định đưa lãi suất đô la Mỹ về gần 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nhiều chuyên gia cho là vội vàng, ít tác dụng và phi kinh tế. Tuy nhiên, không ít bình luận lại cho rằng đây là quyết định hợp lý nhằm ngăn chặn việc găm giữ ngoại tệ, đô la hóa, và lấy vấn đề lãi suất đồng đô la tại Mỹ để củng cố cho lý lẽ này. Có thể nói thêm điều gì về câu chuyện này?
Tại Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa được công bố hôm nay (5/10), Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Đông Á vẫn tiếp tục là khu vực tạo động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế thế giới, đóng góp gần 2/5 tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việc hạ lãi suất trong bối cảnh lạm phát đang rất thấp như hiện nay là vấn đề có tính sống còn cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Vấn đề đặt ra ở đây là hạ lãi suất bằng cách nào, và có thực hiện được không?
Lạm phát kỳ vọng tăng trở lại cùng với tăng trưởng sáng lên khiến HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% vào quý III/2016.
Với 93 triệu dân, trong đó phần lớn là dân số trẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng để phát triển ngành tài chính tiêu dùng.
Với ưu thế giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Ngày 11/8/2011, lần đầu tiên trong lịch sử điều hành chính sách tiền tệ, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra một cam kết cứng về giữ ổn định tỷ giá: trong những tháng cuối năm, xét thấy nếu cần điều chỉnh cũng không quá 1%.
Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cho biết, đến cuối năm 2014, hệ thống các TCTD đã xử lý được tổng số 311.000 tỷ đồng nợ xấu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự