Sau khi áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới, tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng âm, tỷ giá trong nước liên tục đi xuống và tâm lý đầu cơ tỷ giá đang xẹp dần.

Lợi nhuận do các ngân hàng công bố trong giai đoạn 2010-2014 luôn ở mức cao, lãi cả nghìn tỷ đồng. Song đã có vài ngân hàng phải điều chỉnh giảm lợi nhuận, từ lãi chuyển thành lỗ sau khi kiểm toán, thanh tra. Vậy đâu mới là lợi nhuận thực của các ngân hàng.
Cùng với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, buộc sáp nhập, hay mua 0 đồng ngân hàng yếu kém, cổ đông còn bất ngờ hơn về lợi nhuận “ảo” được công bố trong quá khứ.
Bỗng dưng lãi hoá… lỗ
Có lẽ các nhà đầu tư, cổ đông của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank, mã: EIB) không khỏi bị sốc khi cổ phiếu EIB bị đưa vào diện cảnh báo trên Sở giao dịch chứng khoán Tp..HCM từ ngày 1/4/2016. Nguyên nhân là do sau khi điều chỉnh hồi tố, lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 của Eximbank đã bị lỗ 834,56 tỷ đồng, thay vì mức lãi 114,01 tỷ đồng.
Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2015 cũng điều chỉnh lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2015, từ lãi 161 tỷ đồng xuống lỗ 817,47 tỷ đồng. Do bị lỗ luỹ kế hai năm liên tiếp nên cổ phiếu EIB bị rơi vào diện cảnh báo theo quy định chế niêm yết chứng khoán của Hose.
Được biết, báo cáo tài chính năm 2014-2015 của Eximbank lần lượt được kiểm toán bởi hai công ty uy tín là Ernst &Young Việt Nam và KPMG. Dù được hai đơn vị kiểm toán “soi” kỹ báo cáo, số liệu lợi nhuận mà Eximbank công bố đến giờ lại thành lãi “ảo”, lỗ thật. Hơn nữa, cổ phiếu EIB có thể bị cảnh báo sớm hơn từ một năm trước nếu kết quả kiểm toán chính xác ngay từ đầu.
Những điều chỉnh này là do ngân hàng đã ghi nhận không đúng quy định đối với khoản lợi nhuận từ mua bán các dự án bất động sản giữa ngân hàng và công ty Eximland.
Trước đó, năm 2010-2013, Eximbank đã bán bất động sản cho Eximland và ghi nhận “lợi nhuận khác” trong báo cáo thu nhập lên đến 1.116 tỷ đồng (năm 2010: 180 tỷ đồng; năm 2011: 363 tỷ đồng; năm 2012: 477 tỷ đồng và năm 2013: 96 tỷ đồng).
Sau đó, chính Eximbank mua lại bất động sản này từ Eximland trong giai đoạn từ 2011-2015. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, giao dịch này là không được phép và phải bị hủy bỏ.
Khi tiến hành thanh tra hồi tháng 5/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu Eximbank loại bỏ toàn bộ lợi nhuận từ các giao dịch này đã được ghi nhận vào những năm trước.
Lãnh đạo Eximbank cũng công bố tại ĐHCĐ năm trước rằng ngân hàng có lỗ luỹ kế 831 tỷ đồng từ các giao dịch bất động sản nêu trên.
KPMG - đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2015 đã yêu cầu điều chỉnh khoản lỗ luỹ kế ngay vào kết quả kinh doanh các năm trong quá khứ, dẫn tới lợi nhuận năm 2014 - 2015 của Eximbank từ lãi chuyển thành… lỗ đậm.
Và Ernst & Young Việt Nam – đơn vị kiểm toán năm 2014 – đã phải chấp nhận những điều chỉnh này dù trước đó khẳng định báo cáo của Eximbank “đã phản ánh trung thực và hợp lý” tình hình tài chính hợp nhất của ngân hàng và công ty con trong năm 2014.
Đã có một số ngân hàng phải điều chỉnh kết quả kinh doanh, dẫn tới tăng/giảm lợi nhuận sau kiểm toán, hoặc bị thanh tra.
Lợi nhuận ảo, thiệt hại thật
Theo quy định hiện hành, các ngân hàng phải thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 hàng năm, phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hạch toán các chỉ số tài chính cũng tuân thủ theo các quy định của NHNN và các quy định pháp lý liên quan…
Hàng năm, tại các kỳ họp ĐHCĐ thường niên, hoặc bất thường, các ngân hàng cũng đặc biệt chú trọng xin ý kiến cổ đông lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính cho năm hoạt động, nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, minh bạch tài chính.
Với các ngân hàng đã niêm yết trên sàn là công ty đại chúng, việc đảm bảo số liệu tài chính thực sự chính xác, minh bạch càng được đề cao hơn. Kết quả kinh doanh sẽ phải trải qua nhiều vòng kiểm tra, soi xét kỹ lưỡng như: kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, cơ quan thanh tra…
Để làm hài lòng cổ đông, HĐQT cũng không tiếc tiền khi thuê các đơn vị kiểm toán lớn, có thương hiệu, hay hãng kiểm toán nước ngoài. Tuy vậy, đã có một số ngân hàng phải điều chỉnh kết quả kinh doanh, dẫn tới tăng/giảm lợi nhuận sau kiểm toán, hoặc bị thanh tra.
Đơn cử, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) cũng từng phải điều chỉnh lợi nhuận năm 2012 theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Trong đó, điều chỉnh giảm tổng tài sản gần 47 tỷ đồng xuống 503.483 tỷ đồng so với số liệu đã kiểm toán độc lập.
Vietinbank cũng phải điều chỉnh giảm dư nợ cho vay khách hàng gần 40 tỷ đồng xuống 329.643 tỷ đồng, tăng dự phòng rủi ro cho vay gần 41 tỷ đồng lên 3.714 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế bị giảm gần 47 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm hơn 45 tỷ còn 6.169 tỷ đồng…
Còn trường hợp Eximbank, dù thuê đơn vị kiểm toán “ruột” liên tục nhiều năm, số liệu lỗ luỹ kế đã phản ánh không chính xác, dẫn tới báo lãi “ảo”, trong khi thực tế đã bị lỗ rất lớn.
Điều này cũng đặt ra dấu hỏi về vai trò, trách nhiệm của đơn vị kiểm toán khi “bỏ qua” những số liệu tài chính trọng yếu, vẫn công nhận lợi nhuận “vẽ” trên giấy.
Với việc ngân hàng bị giảm lãi, hoặc từ lãi chuyển thành lỗ thì quyền lợi của các cổ đông tổ chức, cá nhân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, như: cổ tức bị giảm, không có cổ tức. Tiền lãi “ảo” đã trót đem chia thì sẽ xử lý như thế nào?
Khi ngân hàng bị giảm lãi thì kéo theo các ngân hàng – là cổ đông lớn – cũng phải điều chỉnh giảm lợi nhuận “ảo” từ khoản đầu tư đã ghi nhận chưa chính xác trong quá khứ.
Thu Hằng
Thời báo kinh doanh
Sau khi áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới, tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng âm, tỷ giá trong nước liên tục đi xuống và tâm lý đầu cơ tỷ giá đang xẹp dần.
Trong giai đoạn 2007-2008, các ngân hàng Vietcombank, Seabank và Agribank đã cho Nosco vay với số tiền gấp 15 lần vốn chủ sở hữu để đầu tư đội tàu biển. Sau nhiều năm lỗ triền miên, vốn chủ của Nosco hiện đã âm hơn 2.800 tỷ đồng.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, tới nay, chưa thể dự tính được thời điểm lãi suất cho vay sẽ chuyển động theo hướng tăng và khả năng tăng là bao nhiêu.
Dù ủng hộ chủ trương chống đôla hóa, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cho rằng cần có chính sách riêng cho một số đối tượng, thay vì dừng cho vay ngoại tệ đồng loạt như hiện nay khiến các DN xuất khẩu gặp bất lợi trong cạnh tranh.
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là một trong những vấn đề có tầm quan trọng bậc nhất trong công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở bất kỳ nước nào.
Môi trường kinh doanh được đổi mới mạnh mẽ, khuyến khích, ưu đãi các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ưu tiên các dự án phát triển công nghệ phụ trợ…
Nếu không có những biện pháp quyết liệt, nợ công sẽ vượt trần. Đây thực sự là tình trạng lưỡng nan của các bên hữu quan mà không dễ giải được.
Sau đợt tăng lãi suất của các ông lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), mặt bằng lãi suất lại tiếp tục nóng lên khi một NHTM cổ phần áp dụng mức lãi suất 8,4%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng.
Theo định hướng của NHNN các NHTM đã, đang tập trung vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó nông nghiệp, nông thôn vẫn là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt chú trọng hỗ trợ.
Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Bùi Quốc Dũng, để hỗ trợ ổn định tỉ giá, thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, các hoạt động cho vay ngoại tệ cần được hạn chế từng bước, phù hợp với định hướng chuyển dần quan hệ huy động, cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua, bán ngoại tệ, nhằm ổn định thị trường.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự