tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Vài năm nữa, tiền mặt sẽ 'hết thời' ở Việt Nam?

  • Cập nhật : 28/06/2016

(Tai chinh)

Ông Trần Trọng Tuyến, CEO DKT (đơn vị cung cấp Bizweb), cho rằng, công nghệ và hạ tầng kỹ thuật các dịch vụ thanh toán của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt. Tuy nhiên, bài toán thói quen người dùng vẫn là nút thắt trong vấn đề này.

Từ giữa những năm 90, ngoài quẹt thẻ (POS), thị trường đã bắt đầu xuất hiện những hình thức thanh toán mới. Các hình thức thanh toán online ra đời, bao gồm cổng thanh toán và ví điện tử, sau này phát triển thêm các hình thức thanh toán trên nền tảng website như Alipay, Braintree, Paymentwall... Cả 2 hình thức thanh toán offline và online đều hướng tới đối tượng khách hàng mua sắm online.

Không cần mang theo tiền mặt, bạn vẫn có thể thanh toán bằng vân tay

Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, thanh toán đã xóa nhòa ranh giới giữa online và offline. Khách hàng có thể sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại để chi trả cho những giao dịch trực tuyến cũng như tại các cửa hàng, trung tâm mua sắm…

Nhắc đến thanh toán offline, người ta nghĩ ngay đến Visa, Master Card, Paypal, ngoài ra còn có hình thức mới áp dụng công nghệ như QR Code, NFC và mPOS. Thanh toán online thì có Internet Banking và Mobile Web Payment.

Tuy nhiên, chẳng bao giờ là tận cùng của công nghệ khi những xu thế mới nhất phải kể đến thanh toán bằng thiết bị đeo tay như đồng hồ, vòng tay, nhẫn thông minh hay bằng công nghệ sinh trắc học như thanh toán bằng dấu vân tay… đã ra đời. Thế giới, trong đó có Việt Nam cũng nằm trong xu hướng này, và “đồng tiền” sẽ không còn giá trị để thanh toán.

Theo Cục Thương mại và Công nghệ thông tin, trên thế giới hiện có 7,4 tỷ thiết bị di động, trong đó có 2,6 tỷ người dùng smartphone. Tại Việt Nam, người dùng smartphone đã lên tới 3,5 triệu người, chiếm hơn 30% dân số cả nước.

Khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cho thấy, 40% người dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. Điều này minh chứng cho thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt đang dần thay đổi.

thanh toan bang dau van tay da duoc nhat ban dua vao su dung vao mua he toi. anh:iamyouth.

Thanh toán bằng dấu vân tay đã được Nhật Bản đưa vào sử dụng vào mùa hè tới. Ảnh:Iamyouth.

Làn sóng M-Commerce (thương mại di động) đang dâng cao và tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của các hình thức thanh toán di động. Hàng loạt các giải pháp thanh toán trên thiết bị di động được ra đời và liên tục được cập nhật, đổi mới, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu càng ngày càng tăng của người dùng.

Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc Napa cho rằng, di động đã trở thành một vỏ bọc mới cho các phương tiện thanh toán truyền thống, giúp xóa nhòa ranh giới giữa online – offline. Và trong đó, công nghệ chính là yếu tố tạo nên sự đột phá.

Đến bao giờ, người Việt thôi thanh toán bằng tiền mặt?

Mặc dù có tỷ lệ sử dụng smartphone rất lớn nhưng người dùng Việt lại chưa hưởng ứng sôi nổi xu thế thanh toán mới.

Phương tiện thanh toán phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam vẫn là tiền mặt. Ngoài ra phổ biến hơn gần đây là quẹt thẻ, tài khoản ngân hàng, tài khoản airtime và ví điện tử.

Tuy nhiên, thanh toán tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ chủ đạo với 65% tổng phương thức thanh toán (2015). Các hình thức thanh toán như quẹt thẻ, tài khoản ngân hàng… vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Theo khảo sát của nền tảng bán hàng online Bizweb thực hiện trên 2.000 chủ shop (2016), chỉ có 19% website kinh doanh online thường xuyên sử dụng thanh toán qua thẻ trực tuyến, hình thức ví điện tử chỉ 10%.

Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động. Bởi việc thay đổi thói quen người dùng từ thanh toán bằng tiền mặt chuyển sang thanh toán bằng thẻ đã là bài toán lâu dài.

Bên cạnh đó, các giải pháp kỹ thuật và nền tảng thanh toán trung gian phức tạp cũng là một rào cản cho việc phổ biến thanh toán di động tại Việt Nam.

Ông Trần Trọng Tuyến, CEO DKT (đơn vị cung cấp Bizweb), cho rằng, công nghệ và hạ tầng kỹ thuật các dịch vụ thanh toán của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt. Tuy nhiên, bài toán thói quen người dùng vẫn là nút thắt trong vấn đề này.

Theo đó, để bước đầu hình thành thói quen cho người tiêu dùng, các đơn vị - doanh nghiệp nên đưa ra các hình thức thanh toán mới, tiêu biểu như QR Code. Hình thức này đơn giản, không tốn kém chi phí hạ tầng và linh động về cách thức thanh toán như tại quầy, trên website, COD… Ngoài ra, thanh toán di động rất an toàn và bảo mật với các giao dịch cá nhân.

Có thể nói, các giải pháp thanh toán di động đã mở đường cho các doanh nghiệp có một bước chuyển mình lớn trong việc thay đổi phương thức thanh toán của người tiêu dùng. "Dù nắm bắt xu thế hơi "chậm", song tôi tin rằng, với những ưu điểm vượt trội cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại di động, hội tụ thanh toán trên thiết bị di động sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu tại Việt Nam", ông Tuyến cho hay.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục