Liên minh châu Âu (EU) đang bị chia rẽ một cách gay gắt và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tình trạng như vậy.

Việc dự đoán của giới đầu cơ sẽ trở nên khó khăn hơn khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm có thể lên xuống hàng ngày tùy diễn biến thị trường.
Ngày 04/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức áp dụng cơ chế của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, tỷ giá buổi sáng có thể tăng và buổi chiều giảm tùy diễn biến thị trường chứ không “neo” trong một thời gian dài như trước đây. Chính sách này được cho là Ngân hàng Nhà nước đang siết thị trường ngoại tệ như với thị trường vàng.
Và sau 4 tháng duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.890 đồng, hôm qua (04/01), NHNN đã nâng lên 21.896 đồng (cao hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây 6 đồng), mở ra một giai đoạn mới, tỷ giá trung tâm sẽ biến động theo ngày.
Theo tờ Kinh tế đô thị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng: “Nếu không đoán được mà nhà đầu tư vẫn mua USD để cất giữ, để đầu cơ chờ giá lên sẽ đối mặt với nhiều rủi ro”.
Trong khi tờ Lao động đã phải dùng cụm từ “Giới đầu cơ “khóc” về cơ chế tỷ giá mới”. Tờ Lao động trích lời TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia tài chính nhận định: “Với cơ chế điều hành tỷ giá mới, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc dự đoán của giới đầu cơ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi tỷ giá hối đoái lên xuống hàng ngày”.
Tuy nhiên, việc tỷ giá liên tục biến đổi cũng không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc điều hành tỷ giá linh hoạt sẽ khiến cung - cầu thị trường thông suốt, việc mua bán ngoại tệ sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để chống găm giữ và đầu cơ, cơ quan Nhà nước cũng phải đồng thời có chính sách để giảm thiểu vai trò, hoạt động của thị trường ngoại hối phi chính thức, tức thị trường chợ đen.
Liên minh châu Âu (EU) đang bị chia rẽ một cách gay gắt và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tình trạng như vậy.
Một cơ chế tỷ giá linh hoạt hoàn toàn phải là do thị trường tự điều tiết. Trong khi đó, chính sách tỷ giá của NHNN tuy là “thả nổi có kiểm soát” nhưng thiên về kiểm soát hơn là thả nổi – tức là về bản chất cũng không khác gì so với trước đây.
Nhấn mạnh điều này, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, một trong các nguyên nhân khiến lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn ở mức cao là vì số lượng người tham gia vào thị trường này chưa nhiều. Nói cách khác là thị trường chưa khai phá hết tiềm năng của nó.
HSBC dự báo giá USD cuối năm 2016 sẽ lên 23.000 đồng/USD, từ mức 22.500 đồng/USD của năm 2015.
Nếu tỷ giá điều hành linh hoạt hơn thì các mặt hàng xuất khẩu sẽ không bị mất tính cạnh tranh nhiều so với cách điều hành trước đây. Tuy nhiên, cơ chế này lại tạo ra thách thức cho những thành phần được lợi từ việc tỷ giá hối đoái ổn định, đó là DN vay nợ bằng ngoại tệ và các nhà đầu tư chứng khoán.
Mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cơ chế tỷ giá mới không phải để tác động cho sản xuất, mà để chống găm giữ ngoại tệ, giảm đô la hóa. Do đó tác động đến xuất nhập khẩu cũng sẽ là lâu dài và hiện chưa cảm nhận được.
Điều hành tỷ giá sát thị trường nhưng vẫn xác định “vùng mục tiêu” để quản lý kết hợp với mở thị trường phái sinh...
Tỷ giá được liên tục điều chỉnh nhằm tránh áp lực tích lũy một thời gian dài lên tỷ giá như đã diễn ra trong những tuần gần đây lên dự trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh trong 8 tháng qua).
Ngày 4/1/2016, tỷ giá kỳ hạn 360 ngày tại một số ngân hàng lớn được xác định trong khoảng 23.780 - 23.841 VND. Tính toán một cách tương đối, tỷ giá cuối năm nay đang được một bộ phận chính trên thị trường kỳ vọng sẽ tăng trong khoảng 5-5,7%.
Theo lãnh đạo ngân hàng Vietinbank, cơ chế tỷ giá trung tâm sẽ giúp cho các doanh nghiệp và TCTD chủ động nhiều hơn so với cơ chế điều hành tỷ giá trước đây trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của mình liên quan đến ngoại tệ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự