Nếu như tuần trước dòng vốn đi tìm nơi trú ẩn an toàn hay cơ hội đầu cơ giá giảm thì tuần này dòng vốn lại có dấu hiệu đóng băng ở hầu hết các loại tài sản.

Tỷ lệ mất thanh khoản, hay không cân đối được các khoản chi ở một số địa phương, là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng đó chỉ là những phần nổi của "tảng băng", phần chìm phong phú hơn nhiều...
Điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô năm 2015 tại cuộc tọa đàm “Làm ăn gì năm 2016?” hôm nay, thứ Bảy ngày 12/12, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, kinh tế vĩ mô đã có các tín hiệu tích cực như tăng trưởng có thể đạt mức cao nhất từ 2009 đến nay.
Năm nay, GDP có thể tăng trưởng 6,6% hoặc 6,2%, nhờ sự đóng góp lớn của ngành công nghiệp (xây dựng, dầu khí). Trong khi đó, lạm phát năm nay có thể ở mức dưới 1%, thấp nhất trong 11 năm nay.
Sức mua trong nước đã tăng lên rõ nét, thể hiện ở doanh số các mặt hàng như ô tô, sự ấm lên của bất động sản, trong đó có phân khúc phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức cao bất thường, các doanh nghiệp vẫn phải trả lãi suất 7-8%, các doanh nghiệp kém hơn chịu lãi suất 9%. Chi phí tiền vốn cho doanh nghiệp vẫn ở mức cao so với các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc.
Đặc biệt, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh việc bội chi ngân sách và mất cân đối trong ngân sách, đặc biệt nợ công tăng quá nhanh. Tỷ lệ trả nợ trong ngân sách tăng cao bất thường.
"Năm nay Chính phủ công bố sẽ vay 262 nghìn tỷ, tuy nhiên số thực tế mà Chính phủ phải vay cao gấp 3 lần so với con số công bố", ông Doanh cho biết.
Chính phủ đã vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 30 nghìn tỷ đồng, Vietcombank 1 tỷ USD, xin phép Quốc hội phát hành trái phiếu quốc tế, và thoái vốn khỏi 10 công ty “màu mỡ”, với tổng số vốn sẽ thoái tương đương 4 tỷ USD.
Liên quan đến việc Giám đốc World Bank tại Việt Nam Victoria Kwakwa gần đây có đặt ra câu hỏi “Việt Nam lấy vốn đâu để đầu tư?”, TS. Doanh cho rằng ngân sách hiện đang gặp nhiều khó khăn.
“Tỷ lệ mất thanh khoản, hay không cân đối được các khoản chi ở một số địa phương, là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng đó chỉ là những phần nổi của tảng băng, phần chìm ‘phong phú’ hơn nhiều”, ông khẳng định.
"Với mức độ chi tiêu rất lãng phí như báo chí đã nêu ra, như chi khảo sát sổ xố hay đưa lái xe, người giúp việc đi công tác cùng … thì“không có gì thỏa mãn được” như TS. Trần Du Lịch đã nêu. Bên cạnh đó, giá dầu giảm sâu cũng có tác động tới nguồn thu ngân sách."
Để gia tăng thu ngân sách, Bộ Tài chính vừa đưa ra nhiều “sáng kiến” như bổ sung từ thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc này làm cho các doanh nghiệp quan ngại vì “luật chơi” thay đổi đột ngột. Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp, TS. Doanh cho biết một số doanh nghiệp kêu là tình hình của họ cực kì “bi đát”. Ngoài ra, một số dự án kêu là công trình của họ nhiều năm chưa được thanh toán, không trả lương được cho công nhân.
Bên cạnh sự ấm lên của thị trường bất động sản, thì các vấn đề tài chính của Chính phủ cũng như địa phương là đáng quan ngại. Vấn đề là làm sao phải giảm được các khoản chi tiêu ngân sách để dồn vốn cho đầu tư phát triển, TS. Doanh nói.
Nếu như tuần trước dòng vốn đi tìm nơi trú ẩn an toàn hay cơ hội đầu cơ giá giảm thì tuần này dòng vốn lại có dấu hiệu đóng băng ở hầu hết các loại tài sản.
Tổng tài sản của VPBank vào cuối năm 2012 ở mức 102 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 57% của Techcombank. Trải qua 5 năm phát triển thì hiện tại Techcombank lại đang có phần "lép vế" trước đối thủ của mình. Dường như hai ngân hàng này đang thiết lập một cuộc đua song mã trong nhóm NHTM cổ phần tư nhân.
Có tới 25% số người đang sử dụng đồng euro muốn bãi bỏ đồng tiền này.
Các nhà kinh tế học và nhà đầu tư đang bắt đầu nghiên cứu về những ẩn ý liên quan đến việc thu hẹp bảng cân đối của Fed.
Với các công cụ như Sting Ray và 3DS Max, ngay cả bà nội trợ cũng có thể trở thành kiến trúc sư hay nhà thiết kế nội thất.
Liên tiếp 19 năm, các doanh nghiệp Hàn Quốc đều tham gia hội chợ quốc tế như một hình thức kết nối xúc tiến tìm kiếm đầu tư vào Việt Nam. Những thành công của các DN Hàn cho thấy, đây là một cách tiếp cận khá hiệu quả.
Hạn mức chi trả tối đa của Quỹ bảo vệ người được BH là 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp BH nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
Ủng hộ tất cả các nguồn vốn đổ vào Việt Nam nhưng các chuyên gia cũng lưu ý vấn đề môi trường từ các dự án đến từ Trung Quốc.
Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề “nóng”, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự.
Trung Quốc đã bất ngờ vươn lên xếp thứ hai trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam chủ yếu qua hai hình thức là rót vốn thực hiện dự án hoặc mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự