Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định FED nếu phải tăng lãi suất sau phiên họp ngày mai cũng không quá 0,25% và điều này ảnh hưởng không đáng kể tới Việt Nam.

Vốn điều lệ của 12 ngân hàng cuối bảng cộng lại chỉ cao hơn vỏn vẹn 460 tỷ đồng so với vốn điều lệ hiện có của Vietinbank.
Năm 2015 là năm cuối cùng ngành ngân hàng thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, nhiều giải pháp quyết liệt và mạnh tay đang được NHNN thực hiện để quá trình tái cấu trúc cán đích đề ra. Việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ sáp với nhau hoặc ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn là điều tất yếu, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không mở rộng quy mô, nâng cao sức mạnh ngân hàng nhỏ sẽ khó tồn tại.
Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ sáp nhập thành công, 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng, hệ thống được thanh lọc và đến nay hệ thống còn 34 ngân hàng và thị trường đã được sắp xếp lại theo một trật tự mới.
Sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mô hình, vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank) được NHNN công bố là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành. Tương tự, vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí (GP.Bank) là 3.018 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) với vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của 12 ngân hàng bé bằng ...1 ngân hàng lớn
Cho đến thời điểm này, Vietinbank vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với 37.234 tỷ đồng. Tuy nhiên khác với trước, Vietinbank cao hơn trên dưới chục nghìn tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank thì đến nay, BIDV đã theo sau khá sát với 31.481 tỷ đồng, sau khi nhận sáp nhập với MHB.
Xét về số vốn điều lệ trong số 34 ngân hàng hiện nay, có thể chia làm 3 top. Top 1 với 9 ngân hàng có vốn lớn hơn 10.000 tỷ đồng; top 2 gồm 9 ngân hàng có vốn từ 5.000 – 10.000 tỷ đồng và top 3 là còn lại với 16 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng.
Hiện trong hệ thống có 9 ngân hàng có vốn tròn hoặc nhỉnh hơn 3.000 tỷ đồng bao gồm: BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank, CBBank, NCB, GP.Bank và NamABank.
Điều thú vị là vốn điều lệ của 12 ngân hàng cuối bảng cộng lại là 37.694 tỷ đồng, cao hơn vỏn vẹn 460 tỷ đồng so với vốn điều lệ hiện có của Vietinbank. Trong khi đó, Vietinbank đang nỗ lực tăng vốn lên 49.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015.
Trong năm nay, hàng loạt ngân hàng có kế hoạch tăng vốn. Theo số liệu thống kê của CafeF, có đến 12 ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn ngay trong năm 2015. Trong đó, một số ngân hàng đã tăng vốn thành công như VPBank tăng từ 6.348 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 8.056 tỷ đồng cuối quý II/2015. BacABank cũng đã tăng vốn thành công lên 4.400 tỷ đồng, nhờ đó mà tỷ lệ sở hữu của bà Trần Thị Thoảng, Chủ tịch HĐQT và bà Thái Hương, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BacA Bank đã về mức cho phép.
Một số ngân hàng khác cũng đang triển khai tăng vốn như MBBank, ngân hàng này có ý định tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng. Theo dự đoán của một công ty chứng khoán mới đây, có thể MBBank sẽ sớm tăng vốn trong vài tuần tới, từ đó sẽ dẫn tới việc hở room cho khối ngoại.
Thực tế, kế hoạch tăng vốn này đã được chuẩn bị từ 2 năm qua và năm 2015 là cơ hội cuối cùng để hoàn thành kế hoạch. Nếu thành công, MBBank sẽ vươn lên đứng thứ 5 trong hệ thống xét về vốn điều lệ, chiếm vị trí của Sacombank hiện tại.
Một số ngân hàng có vốn thấp như VietABank cũng có kế hoạch tăng từ 3.098 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng.
NamABank cũng có kế hoạch tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng tuy nhiên đến nay ngân hàng này vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu. Tổng số tiền thu từ việc bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu mới đây chỉ đạt 21,16 tỷ đồng và sau đợt chào bán, vốn điều lệ của Nam A Bank tăng lên 3.021 tỷ đồng.
Dưới đây là tình hình vốn điều lệ của các ngân hàng được tổng hợp từ báo cáo tài chính, các số liệu ngân hàng công bố tính đến cuối quý II/2015.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định FED nếu phải tăng lãi suất sau phiên họp ngày mai cũng không quá 0,25% và điều này ảnh hưởng không đáng kể tới Việt Nam.
trương văn phướcPhó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia
Các chuyên gia ngân hàng đều cho rằng, việc thoái vốn tại thời điểm này đối với các ngân hàng là điều không hề dễ dàng.
Trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, Eximbank trở thành tâm điểm chú ý của thị trường. Từ những thông tin về khả năng sáp nhập với Nam A Bank, các vụ chuyển nhượng cổ phiếu “khủng”, thông tin về thanh tra, về nhân sự cấp cao, rồi đến các tin đồn bị kiểm soát đặc biệt hay lãnh đạo bị bắt giữ.
Việc Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ khiến nhiều nước đồng loạt phải phá giá nội tệ của mình so với USD, liệu đây đã gọi là chiến tranh tiền tệ hay chưa?
Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay, các NHTM cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị trường trong nước nhằm tiếp tục duy trì những thị phần đã có và tiếp tục phát triển thị trường mới
Nhiều người đang lo ngại nếu Mỹ tăng lãi suất USD vào ngày 17-9 sẽ ảnh hưởng nhất định đến thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam
Dữ liệu thống kê ghi nhận việc điều chỉnh giảm 4.500 tỷ đồng vốn điều lệ trong hệ thống...Tái cơ cấu và việc mua lại những ngân hàng với giá 0 đồng đã tạo thay đổi lớn trong cơ cấu vốn của hệ thống cũng như giữa các khối.
Từ lâu khi nhắc đến cụm từ đầu tư ngoại tệ tại VN, người ta chỉ nghĩ đến đồng USD. Tuy nhiên, bên cạnh đồng USD vẫn còn nhiều đồng tiền khác vẫn có thể đáp ứng nhu cầu sinh lời, hay phòng ngừa rủi ro mất giá VND như AUD, EUR, GBP hay JPY.
Những biến động về tỷ giá tạo kỳ vọng và gây sức ép đối với mặt bằng lãi suất. Theo đánh giá của BVSC, mặc dù lãi suất có xu hướng tăng nhưng mức độ điều chỉnh của các ngân hàng sẽ không lớn, khoảng dưới 0,5% cho giai đoạn cuối năm.
Bộ Tài chính đang dự thảo những sửa đổi các sắc luật liên quan đến thuế, trong đó có một nội dung rất mới, rất quan trọng là doanh nghiệp nào đi vay quá nhiều, quá một tỷ lệ nào đó thì chi phí tiền lãi vay này sẽ không được khấu trừ thuế nữa.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự