Việc duy trì quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua ở mức 3 tháng nhập khẩu đã là tương đối khó khăn...

Cùng với cơ chế tỷ giá mới, “tay to” sẽ tham gia gần như trực tiếp để kiến tạo thị trường...
Tới đây, song song với cơ chế tỷ giá mới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thể hiện rõ hơn khi dự kiến cơ quan này sẽ tham gia giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các ngân hàng thương mại.
Ngày 4/1/2016, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện cơ chế tỷ giámới. Có một thông tin quan trọng khác ít được chú trong truyền thông là sự có mặt của “tay to”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đi cùng với cơ chế công bố tỷ giá trung tâm (có thể tăng/giảm hàng ngày), Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tham gia vào việc định hình kỳ vọng trên thị trường, gián tiếp tham gia kiến tạo thị trường.
Từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người mua bán sau cùng, nhưng có mặt đầu tiên khi thị trường cần can thiệp trước những biến động lớn hoặc có biểu hiện méo mó cung - cầu…
Tức là, khi cung - cầu mất cân đối, tỷ giá biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ là người mua vào hoặc bán ra để hỗ trợ thị trường cân bằng.
Tới đây, song song với cơ chế tỷ giá mới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thể hiện rõ hơn khi dự kiến cơ quan này sẽ tham gia giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các ngân hàng thương mại.
Với cơ chế mới, tỷ giá trong tương lai khó đoán định. Để bảo hiểm rủi ro và chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh, trong đó có giao dịch kỳ hạn.
Cùng đó, theo Thông tư 15 Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi tháng 10/2015, các nhu cầu mua USD thanh toán trong thời gian sau 3 ngày làm việc trở lên đều phải thực hiện theo giao dịch kỳ hạn.
Tỷ giá kỳ hạn phản ánh kỳ vọng của một bộ phận thành viên trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước tham gia giao dịch kỳ hạn, đồng nghĩa với việc cùng tham gia định hình kỳ vọng đó, có thể xem là một kỳ vọng hợp lý theo mục tiêu của nhà điều hành.
Sự tham gia này gắn với tầm của một “tay to”, là Ngân hàng Nhà nước. Một mặt, qua giao dịch kỳ hạn, Ngân hàng Nhà nước gián tiếp đưa ra cam kết đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại tham gia giao dịch, tạo thêm niềm tin cho chính sách; mặt khác, tỷ giá kỳ hạn qua giao dịch cũng sẽ làm một tham chiếu quan trọng cho thị trường.
Cả hai yếu tố trên đều có thể hạn chế được yếu tố đầu cơ.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa thông tin chi tiết về sự tham gia và cơ chế giao dịch kỳ hạn nói trên. Song, tại thời điểm này có thể thấy, với kế hoạch dự kiến trên, sự tham gia của nhà điều hành vào thị trường sẽ nhiều hơn, có ảnh hưởng hơn, có điều kiện để chủ động hơn, nhưng cũng đòi hỏi chuyên nghiệp hơn.
Việc duy trì quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua ở mức 3 tháng nhập khẩu đã là tương đối khó khăn...
Chứng khoán đã tăng tới 20% kể từ đầu năm tới nay trong khi giá vàng và lãi suất ít biến động. Nhiều người có tiền đang băn khoăn không biết nên bỏ tiền vào đâu để vừa sinh lời tốt lại vừa an toàn.
Lãi suất chỉ là một trong những công cụ tái cơ cấu chứ không phải là mục tiêu tái cơ cấu. Chưa kể, lãi suất là biến số được tính toán trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường…
Ngay thời điểm này, dù lãi suất kỳ hạn dài đã được thả nổi nhưng "cuộc đua" về lãi suất ở các ngân hàng vẫn diễn ra, lúc thì âm thầm, khi lại sôi nổi, ở cả kỳ hạn bị khống chế lẫn tự do thỏa thuận.
Âm vốn nghìn tỷ và bị mua lại bắt buộc với giá 0 đồng trên toàn bộ cổ phần, các ngân hàng này sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động đã thay da đổi thịt và đang đẹp lên trông thấy.
Trong kinh doanh, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng gặp thuận lợi về thị trường, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác hay tình hình kinh tế trong và nước.
Gần đây, câu chuyện các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp FDI vay vốn lại “nóng” lên với hàng loạt ý kiến trái chiều.
"Chúng ta cần giảm bớt các biện pháp hành chính trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và tài chính tiền tệ nói riêng. Trần lãi suất được áp dụng cách đây nhiều năm, và đây là thời điểm thuận lợi để NHNN có thể bỏ trần lãi suất huy động", một chuyên gia ngân hàng nêu quan điểm.
Theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho vay tuần hoàn trở thành vỏ bọc hợp pháp cho sự đảo nợ, che giấu nợ xấu, giảm trích lập dự phòng rủi ro, tạo tình trạng lãi ảo, chính vì thế mà NHNN mới có công văn chấm dứt việc cho vay tuần hoàn này.
Doanh nghiệp có thể “né” hành vi lừa đảo bằng chiêu trò kinh doanh thua lỗ để không phải trả lại tiền cho người góp vốn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự